Những miền quê khoác áo mới

(LĐTĐ) Đến với những vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội, người ta có thể cảm nhận được sự “thay da đổi thịt”, sắc màu mới đến từ những tuyến đường hoa muôn màu khoe sắc, những con đường, công trình phúc lợi khang trang, sạch đẹp… Cuộc sống đổi thay theo hướng tươi đẹp hơn, người nông dân càng thêm gắn bó với quê hương, thêm yêu mảnh đất của mình.
“Khoác áo mới” cho phố cổ Hà Nội Khi những con đường, góc phố được “khoác áo mới”

Muôn sắc hoa vùng ngoại ô

Trên những con đường dẫn vào các thôn trên địa bàn xã Việt Hùng (huyện Đông Anh) đều được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã triển khai trồng những tuyến đường hoa, trong đó thôn Lỗ Giao là thôn được Hội chọn làm điểm.

Về thôn Lỗ Giao, đi qua con đường dài gần 1.400m (từ Cầu Sen về đầu làng thôn Lỗ Giao) hai hàng hoa ven đường đã lên xanh tốt, đua nhau khoe sắc với màu tím của hoa dạ yến thảo, màu cam, vàng, đỏ của hoa ngũ sắc, hoa dâm bụt, hoa sam, hoa cúc...

Từ ngày có con đường hoa, khung cảnh làng quê nơi đây được điểm tô thêm nét mới. Nhiều người đi qua, thấy đường hoa đẹp, tranh thủ chụp ảnh, với người dân trong thôn nhất là các cụ già và trẻ nhỏ ai nấy đều vui vẻ, tự hào.

Những miền quê khoác áo mới
Đường hoa đem đến diện mạo mới xanh - sạch - đẹp cho vùng quê nông thôn. (Ảnh: N.Hoa)

Bà Nguyễn Thị Hồng, người dân thôn Lỗ Giao vui vẻ chia sẻ: “Chúng tôi rất vui khi chứng kiến những thay đổi của quê hương. Đường làng, ngõ xóm ngày càng khang trang, sạch, đẹp, chưa bao giờ thôn Lỗ Giao chúng tôi có con đường hoa đẹp như thế này”.

Chia sẻ về kết quả triển khai thực hiện các hoạt động vì môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, cụ thể là mô hình đường hoa tại thôn Lỗ Giao, bà Quang Thị Ngà - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Việt Hùng cho biết: “Nhận thức sâu sắc hiệu quả của việc xây dựng tuyến đường hoa tại địa phương, với phương châm “Sạch nhà, sạch ngõ, sạch bếp, sạch điểm sinh hoạt cộng đồng, sạch đồng ruộng...” dù bận rộn với công việc nhưng cán bộ, hội viên Chi hội phụ nữ thôn Lỗ Giao vẫn tích cực tham gia nhổ cỏ, chăm sóc hoa, biến những vạt cỏ dại thành đường hoa rực rỡ sắc màu. Sau 5 năm triển khai thực hiện, đường hoa nơi đây đã mang lại hiệu quả tích cực, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ không chỉ tại xã Việt Hùng mà rộng khắp các thôn, xã trên địa bàn huyện Đông Anh”.

Diện mạo những con đường ở xã Tuy Lai (huyện Mỹ Đức) như được khoác lên mình tấm áo mới rực rỡ sắc màu, theo cảm nhận của nhiều người dân nơi đây, từ khi có đường hoa họ thấy yêu xóm làng hơn, đường về nhà sau một ngày lao động mệt mỏi dường như ngắn hơn nhiều.

Bà Đinh Thị Hương chia sẻ: “Từ khi các cấp chính quyền chung tay vận động người dân tham gia trồng và chăm sóc những đường hoa thì tôi thấy mọi người có ý thức bảo vệ môi trường hơn, vui hơn là tình trạng vứt rác bừa bãi đã chấm dứt. Người dân có ý thức hơn trong việc dọn dẹp vệ sinh, biết nhắc nhở nhau chăm chút cảnh quan, môi trường sống.Đặc biệt, nhiều nơi người dân tự nguyện bỏ công sức, kinh phí để nhân rộng phong trào trồng hoa, những con đường hoa đã góp phần xóa bỏ các điểm tập kết rác”.

Rời các xã Việt Hùng (huyện Đông Anh), xã Tuy Lai (huyện Mỹ Đức), đi dọc các tuyến đường của các địa phương khác cũng có phương châm “thêm một bông hoa, bớt một túi rác”. Cùng với việc trồng hoa, người dân nơi đây thường duy trì nề nếp dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm vào những ngày cố định trong tháng gắn với việc nhặt cỏ, chăm sóc đường hoa. Hoạt động tập thể lành mạnh, tô điểm cho nét đẹp văn minh đã được các cấp chính quyền và đông đảo nhân dân ủng hộ, qua đó tạo môi trường sống trong lành, giúp tình làng nghĩa xóm thêm đoàn kết, gắn bó.

Đoàn kết xây dựng đổi mới quê hương

Không chỉ là những câu chuyện người dân các xóm, làng chung tay chăm sóc những đường hoa rực sắc màu mà nơi đây còn có những người nông dân tiên phong hiến đất làm đường. Đáng trân quý là bởi với những người nông dân ở làng quê, mảnh vườn, thước đất, hàng rào cây xanh là thứ tài sản gắn bó với mỗi gia đình, nên ai cũng yêu quý. Thế nhưng, để bộ mặt nông thôn mới khang trang, sạch đẹp hơn, các gia đình đều tự nguyện hiến đất để làm đường, những hộ không có đất nằm ở trục chính thì đóng góp tiền, ngày công để tham gia xây dựng đường.

Đó là câu chuyện của gia đình ông Bùi Việt Hà, xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì) đã tháo dỡ 200m tường bao, hiến đất để đầu tư mở rộng đường giao thông nông thôn, xây mới hệ thống tiêu thoát nước của địa phương. Sau khi gia đình ông Hà tháo dỡ tường bao, hiến đất, rất nhiều hộ trong thôn đã làm theo. Chỉ trong thời gian ngắn, hơn 20 hộ dân trong xóm đã tham gia hiến đất, tháo dỡ tường bao, các gia đình trong xóm cũng đồng lòng đóng góp tiền để xây lại tường bao cho các gia đình đã tháo dỡ, hiến đất để mở rộng đường...

Những miền quê khoác áo mới
Cảnh quan nông thôn ngày càng khang trang, xanh - sạch - đẹp.

Thôn Cua Chu, xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì) có 290 hộ, trên 1.200 người thì có tới 2/3 là người dân tộc thiểu số (Mường, Dao), tuy nhiên khi những chủ trương lớn từ cấp Thành phố, cấp huyện được đưa xuống đều nhanh chóng được người dân đồng thuận. Tại Cua Chu khi mở rộng hoặc bê tông hóa đường nội đồng, liên thôn, liên xã gần như không phải giải tỏa. Thay vào đó, người dân đều tự nguyện hiến đất làm đường. Từ những con đường đất chỉ rộng 2m, đường thôn Cua Chu nay đã rộng 3-4m, trải bê tông rộng rãi, sạch đẹp.

Tại thôn Đoài Khê, xã Đan Phượng (huyện Đan Phượng), khoảng những năm 2012 - 2013, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, thôn được Nhà nước đầu tư bê tông hóa đường làng ngõ xóm. Ban lãnh đạo thôn tổ chức nhiều cuộc họp, mời các gia đình trong thôn tới tham dự để giải thích, tháo gỡ băn khoăn, động viên bà con cùng chung tay xây dựng thôn xóm mình khang trang hơn.

Nhận thấy chủ trương đúng đắn, trong quá trình làm đường từ nam thanh niên đến các cụ già trên 70 tuổi cũng hào hứng giúp việc, người đẩy xe gạch, người tham gia giám sát công trình. Nhờ vậy, chỉ sau ít ngày thi công, toàn bộ các trục đường ở Đoài Khê đều hoàn thành bê tông hóa, trở thành thôn đầu tiên của xã Đan Phượng hoàn thành chỉnh trang, xây dựng đường giao thông nông thôn.

Đó chỉ là một vài con số về việc người dân đã hiến đất, xây dựng đường giao thông nông thôn. Những “con số biết nói” đó phần nào cho thấy người dân đã không tiếc đất đai của gia đình, cha ông để lại hiến cho công cuộc xây dựng nông thôn mới, kiến thiết quê hương trên địa bàn. Những câu chuyện trên đã cho thấy sự chung sức, đồng lòng, tinh thần đoàn kết, tự giác và tiên phong tham gia các phong trào dựng xây quê hương của người dân. Tinh thần đó đã góp phần cổ vũ toàn dân thi đua xây dựng nông thôn đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội.

Không chỉ là những câu chuyện người dân các xóm, làng chung tay chăm sóc những đường hoa rực sắc màu mà nơi đây còn có những người nông dân tiên phong hiến đất làm đường. Đáng trân quý là bởi với những người nông dân ở làng quê, mảnh vườn, thước đất, hàng rào cây xanh là thứ tài sản gắn bó với mỗi gia đình, nên ai cũng yêu quý. Thế nhưng, để bộ mặt nông thôn mới khang trang, sạch đẹp hơn, các gia đình đều tự nguyện hiến đất để làm đường, những hộ không có đất nằm ở trục chính thì đóng góp tiền, ngày công để tham gia xây dựng đường.

Nguyễn Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Việc có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024, thống kê đến nay, Hà Nội đã có 189 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ngoài ra, Thành phố cũng đã có 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên các lĩnh vực.
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

(LĐTĐ) Để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thủ đô phát triển bền vững và đi vào cuộc sống, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động thành phố Hà Nội mong muốn huyện Mê Linh quan tâm đẩy mạnh kết nối cung - cầu; thiết lập các kênh phân phối mới như thương mại điện tử; có giải pháp chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; quan tâm tổ chức du lịch kết hợp với quảng bá sản phẩm địa phương…
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 18/11, Uỷ ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024), 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) và tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động