Đôn đốc các Bộ, ngành triển khai ngay nhiệm vụ Chính phủ giao
Triển khai thi hành Luật Thủy lợi | |
Tổ chức lại thị trường nông sản trong nước | |
Xây dựng tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình |
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp, nghiên cứu cắt giảm các ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện mà không cần thiết quản lý; chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và phối hợp với các Bộ, ngành trong quá trình rà soát, đánh giá các điều kiện đầu tư kinh doanh; định kỳ hàng Quý báo cáo Chính phủ về tình hình triển khai, những vướng mắc phát sinh và đề xuất các giải pháp.
Bộ Tài chính khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; khẩn trương nghiên cứu, rà soát, đổi mới quy trình về thủ tục hải quan cho phù hợp với những quy định mới về quản lý, kiểm tra chuyên ngành; tổ chức, đánh giá lại hoạt động các địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung đã thành lập để đề xuất phương án triển khai hiệu quả.
ảnh minh họa (dantri.ciom) |
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan: Công Thương, Tư pháp, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Công an, Quốc phòng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cải cách toàn diện hoạt động kiểm tra chuyên ngành, bảo đảm cắt giảm, đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm, thủ tục kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời rà soát toàn bộ các quy định về kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh trong các Luật có liên quan, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; rà soát toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định, Thông tư, Quyết định) về kiểm tra chuyên ngành và điều kiện đầu tư, kinh doanh; đề xuất sửa đổi, bãi bỏ những quy định chồng chéo, không đồng bộ, không hợp lý về kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh gây cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhằm bảo đảm cắt giảm, đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa, thủ tục kiểm tra chuyên ngành điều kiện kinh doanh theo hướng xây dựng 1 Nghị định sửa nhiều Nghị định liên quan đến kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh theo trình tự, thủ tục rút gọn, báo cáo Chính phủ trong Quý II/2018.
Việc cắt giảm, sửa đổi hoặc bãi bỏ phải thực chất, không cắt giảm, bãi bỏ hoặc sửa đổi theo kiểu cơ học thuần túy, gộp nhiều điều kiện vào 1 điều kiện; tuyệt đối không cắt giảm, bãi bỏ cái này lại bổ sung cái khác hoặc sửa đổi, cắt giảm theo kiểu thay đổi tên gọi.
Khẩn trương xây dựng phương án, lộ trình cắt giảm, bãi bỏ điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính không cần thiết, bất hợp lý, gây khó khăn, cản trở đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ quản lý chuyên ngành khẩn trương ban hành danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành kèm mã số HS (còn 42 danh mục hàng hóa chưa ban hành) thuộc phạm vi quản lý, kiểm tra chuyên ngành của Bộ mình; hoàn thành việc ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với danh mục hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành khi nhập khẩu ở khâu thông quan để thuận lợi trong việc áp dụng quản lý rủi ro (còn khoảng 34% danh mục hàng hóa phải KTCN chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật).
Văn phòng Chính phủ chủ trì làm việc với các Bộ quản lý chuyên ngành, đề xuất cụ thể cách thức quản lý, kiểm tra đối với danh mục hàng hóa chồng chéo, chịu nhiều hình thức quản lý, kiểm tra của nhiều Bộ, cơ quan, đơn vị thuộc một Bộ, bảo đảm nguyên tắc một mặt hàng chỉ điều chỉnh bởi một văn bản quy phạm pháp luật quy định về kiểm tra chuyên ngành và do 1 Bộ, cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra chuyên ngành.
Tổ công tác của Thủ tướng tiếp tục đôn đốc, kiểm tra các Bộ, cơ quan, địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, nhất là trong việc rà soát, cắt giảm hoặc bãi bỏ các điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính không cần thiết, bất hợp lý, chồng chéo, không đồng bộ và kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo, giải quyết.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17