Đối thoại để chăm lo tốt hơn người lao động

(LĐTĐ) Nhằm kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động, nhiều năm qua,  Liên đoàn Lao động Thành phố thường niên tham mưu, phối hợp với Ủy ban Nhân dân (UBND) Thành phố tổ chức hội nghị gặp gỡ, tiếp xúc, đối thoại giữa lãnh đạo Thành phố với công nhân lao động trong các khu công nghiệp, chế xuất. Đồng thời, Liên đoàn Lao động Thành phố chỉ đạo các cấp công đoàn tăng cường tổ chức các hoạt động đối thoại giữa chính quyền địa phương với công nhân lao động trên địa bàn, hướng dẫn công đoàn cơ sở  tổ chức đối thoại tại nơi làm việc.
doi thoai de cham lo tot hon nguoi lao dong Niềm tin người lao động
doi thoai de cham lo tot hon nguoi lao dong Để nhiều người lao động tự nguyện tham gia
doi thoai de cham lo tot hon nguoi lao dong Điểm tựa vững chắc cho người lao động

Nhờ đó, nhiều vấn đề bức thiết trong đời sống công nhân và những khúc mắc trong quan hệ lao động đã được tháo gỡ, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh và chăm lo tốt hơn đời sống người lao động.

doi thoai de cham lo tot hon nguoi lao dong
Đồng chí Nguyễn Đức Chung - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND Thành phố giải đáp các kiến nghị của công nhân lao động tại hội nghị đối thoại với Công nhân lao động năm 2019

Từ nguyện vọng sử dụng điện đúng giá

Tìm đến khu nhà trọ của công nhân lao động Khu công nghiệp Bắc Thăng Long tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh những ngày hè này, chúng tôi chứng kiến những nhọc nhằn, chật vật của công nhân lao động khi phải chống chọi với tiết trời nóng như đổ lửa. Song, khó khăn của người lao động đã vơi đi phần nhiều khi họ được dùng điện đúng với giá quy định của Nhà nước thay vì dùng điện giá cao như trước đây.

Chỉ tay vào chiếc quạt hơi nước mới tinh, chị Vũ Thị Nhung một công nhân đang thuê trọ tại thôn Bầu hồ hởi khoe: “Chiếc quạt này giá chỉ 2,5 triệu đồng thôi nhưng mát không kém gì điều hòa xịn chị ạ. Nhờ có nó mà cả nhà em khỏe hẳn ra, con cái đỡ hẳn ốm đau vì nóng bức như mấy mùa hè trước”.

doi thoai de cham lo tot hon nguoi lao dong
Công nhân lao động nêu kiến nghị, đề xuất với lãnh đạo Thành phố

Chị Nhung cho biết, trước đây, do phải dùng điện với giá cao (3.000 đồng/số điện), nên mùa hè dù có nóng bức đến đâu, vợ chồng chị cũng phải dùng điện hết sức dè dặt, tiết kiệm. Tuy nhiên gần đây, gia đình chị cũng như các công nhân cùng khu trọ đã được dùng điện đúng với giá quy định của Nhà nước nên vợ chồng chị mới mạnh dạn mua thêm chiếc quạt này để chống nóng.

Cũng theo chị Nhung, việc công nhân thuê trọ phải dùng điện giá cao là chuyện phổ biến và đã tồn tại trong thời gian dài. Trong một lần tham dự hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa lãnh đạo Thành phố với công nhân lao động do Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tổ chức, công nhân đã mạnh dạn phản ánh tình trạng này đồng thời bày tỏ nguyện vọng được dùng điện đúng theo giá quy định của Nhà nước.

Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động đối thoại và căn cứ hiệu quả mà công tác này đem lại trong thực tiễn, ngoài việc tổ chức đối thoại cấp thành phố, Liên đoàn Lao động Thành phố cũng chỉ đạo các cấp công đoàn tăng cường tổ chức đối thoại tại cấp mình cũng như hướng dẫn công đoàn cơ sở phối hợp với lãnh đạo doanh nghiệp tổ chức đối thoại tại nơi làm việc.

Thực hiện chỉ đạo của Liên đoàn Lao động Thành phố, mỗi năm, hầu hết các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở đã phối hợp tổ chức hàng trăm cuộc đối thoại giữa Công đoàn - Người sử dụng lao động - người lao động. 6 tháng đầu năm 2019, hầu hết các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và có trên 34,86% công đoàn cơ sở đã chủ động phối hợp chính quyền đồng cấp tổ chức đối thoại giữa Công đoàn - Người sử dụng lao động – công nhân lao động để nắm bắt diễn biến, tư tưởng và giải quyết kịp thời những kiến nghị liên quan đến quyền, nghĩa vụ của đoàn viên, công nhân viên chức lao động.

Nguyện vọng của công nhân lao động đã được Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung trực tiếp ghi nhận, hứa chỉ đạo giải quyết. “Chúng em cứ nghĩ lãnh đạo Thành phố bận trăm công ngàn việc, có ghi nhận nguyện vọng của công nhân thì cũng không thể giải quyết trong ngày một ngày hai.

Thế nhưng ngay sau Hội nghị đối thoại hồi tháng 5/2017, Chủ tịch UBND Thành phố đã chỉ đạo ngành điện lực, chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát việc thu tiền điện của các chủ trọ, xử lý nghiêm các chủ nhà trọ thu tiền điện cao hơn quy định. Chính vì vậy, công nhân thuê trọ đã được dùng điện đúng giá”- chị Nhung nói.

Chị Nhung cho biết thêm, hiện tại, hàng tháng chị cùng các công nhân ở khu trọ đều trực tiếp nhận hóa đơn tiền điện và thanh toán tiền cho công ty điện lực. Khoản chi phí được giảm do không phải dùng điện giá cao đã giúp chị có điều kiện mua sắm phương tiện sinh hoạt, đồng thời không phải quá dè dặt dùng điện như những mùa hè trước đây.

Trong khi chị Vũ Thị Nhung phấn khởi vì nguyện vọng dùng điện đúng giá đã được đáp ứng thì chị Nguyễn Thị Hằng - Công nhân Công ty TNHH Panasonic Việt Nam (Khu công nghiệp Bắc Thăng Long) lại chia sẻ niềm xúc động trước sự quan tâm của Thành phố tới nhu cầu thiết thân của công nhân là có được trường mầm non cho con em mình.

Chị Hằng kể, chị có hai con nhỏ, trước đây, do trường mầm non công lập trên địa bàn đã quá tải, vả lại chị Hằng không có hộ khẩu để có thể cho con theo học trường công lập nên đành gửi con ở nhà trẻ tư với mức chi phí rất tốn kém so với thu nhập của một công nhân. Kèm theo đó, nỗi bất an về chất lượng chăm sóc, giáo dục của nhóm trẻ tư thục cứ bám riết lấy chị. Không trụ được lâu, vợ chồng chị đành mang con về quê Thanh Hóa nhờ ông bà chăm sóc, nuôi dưỡng và khoảng 3 - 4 tháng mới được về thăm con một lần.

Nỗi vất vả vì đi lại xa xôi, niềm nhớ con dằn vặt trong lòng của chị Hằng đã được giải tỏa từ năm 2015, Trường Mầm non Kim Chung (cơ sở 2) được Thành phố khánh thành, đưa vào sử dụng. “Trường sạch đẹp, khang trang, cô giáo hiền hòa, có chuyên môn sư phạm nên các công nhân rất tin tưởng, yên tâm gửi gắm con, không phải lo con bị hành hạ, đánh đập hay lo chất lượng giáo dục, chăm sóc kém.

Đặc biệt, Trường do Thành phố xây dựng để phục vụ công nhân nên học phí theo đúng quy định của ngành giáo dục, phù hợp với thu nhập của công nhân. Ngay sau khi Trường khánh thành, tôi đã đưa con ra học và mẹ con tôi đã được gần nhau”- Chị Hằng kể. Cũng theo chị Hằng, Trường Mầm non Kim Chung cơ sở 2 được thành lập xuất phát từ việc lãnh đạo Thành phố đã lắng nghe, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của công nhân.

“Dù các con tôi giờ đã hết tuổi học mầm non nhưng nhìn đồng nghiệp có nơi gửi trẻ an toàn, phù hợp, tôi rất vui, thật sự biết ơn lãnh đạo Thành phố đã kịp thời đáp ứng nguyện vọng của công nhân”- chị Hằng bộc bạch.

Không chỉ có chị Nhung, chị Hằng, nhiều công nhân khác khi được hỏi cũng cho biết, họ rất vui, xúc động khi Liên đoàn Lao động Thành phố thường niên tổ chức hoạt động đối thoại giữa Chủ tịch UBND Thành phố với công nhân lao động để họ được nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình và hầu hết các nguyện vọng chính đáng của người lao động đã được Thành phố quan tâm giải quyết.

“Đời sống công nhân trong các Khu công nghiệp, chế xuất, nhất là công nhân ở trọ bây giờ đã thay đổi nhiều rồi, không còn vất vả như trước nữa, nhờ có sự quan tâm lắng nghe, thấu hiểu của lãnh đạo Thành phố”- một công nhân cho biết. Điều này được nhận thấy rõ khi đi tham quan các khu công nghiệp, chế xuất trên địa bàn Thành phố.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông, xã hội trong hầu hết các khu công nghiệp đã được xây dựng, chỉnh trang; Cầu đi bộ dành cho công nhân tại một số khu công nghiệp đã được khánh thành, các tuyến xe buýt tới khu công nghiệp cũng được vận hành, giúp cho công nhân sinh hoạt được thuận tiện hơn. Nhà ở dành cho công nhân ở một số khu công nghiệp như khu ở xã hội tại ô đất CT3, CT4 Khu đô thị mới Kim Chung đang được khẩn trương thi công, hứa hẹn sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu an cư của công nhân lao động.

Mọi bức xúc, vướng mắc được tháo gỡ

Tại Hà Nội, lực lượng công nhân lao động trong các Khu công nghiệp và chế xuất chiếm một số lượng lớn trong đội ngũ công nhân viên chức lao động Thủ đô và là lực lượng trực tiếp tạo ra của cải vật chất, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. Tuy nhiên, đời sống công nhân lao động còn gặp nhiều khó khăn, nhiều quyền lợi còn bị vi phạm.

Những tâm tư, nguyện vọng, bức xúc của người lao động nếu không được nắm bắt và giải quyết kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ bất ổn trong quan hệ lao động. Chính bởi vậy, từ nhiều năm qua, Liên đoàn Lao động Thành phố thường niên chủ động tham mưu và phối hợp với UBND Thành phố tổ chức hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND Thành phố với CNLĐ. Đây cũng là cách để tổ chức Công đoàn thực hiện tốt hơn việc đại diện chăm lo, bảo vệ người lao động.

Qua 5 năm (từ năm 2015), việc tổ chức hội nghị gặp gỡ, tiếp xúc và đối thoại với công nhân lao động tại các Khu công nghiệp trên địa bàn Thủ đô ngày càng phát huy hiệu quả. Các buổi đối thoại đều thu hút hàng ngàn cán bộ công đoàn, công nhân lao động đang làm việc trên địa bàn Thành phố tới tham dự, mang theo hàng trăm lượt kiến nghị, đề xuất về những vấn đề bức xúc, liên quan thiết thân tới người lao động.

Các ý kiến tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất của công nhân đã được đích thân Chủ tịch UBND Thành phố lắng nghe, giải đáp. Ngay sau mỗi buổi đối thoại, Chủ tịch UBND Thành phố đã có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương, đơn vị trực thuộc thành phố kịp thời giải quyết những kiến nghị hợp lý đưa ra tại buổi đối thoại.

Theo ông Phạm Khắc Tuấn - Bí thư Đảng ủy, Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, sau Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo Thành phố và đại biểu Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2018-2023, hồi tháng 4 /2018, UBND Thành phố đã có Thông báo số 472/TB-UBND ngày 14/5/2018 giao nhiệm vụ cho các sở, ngành, địa phương, đơn vị trực thuộc Thành phố giải quyết kiến nghị cho người lao động gồm 41 nhiệm vụ.

Qua đó, nhiều vấn đề nổi bật liên quan trực tiếp tới đời sống công nhân lao động đã được các sở ban ngành Thành phố giải quyết như: Bổ sung cây ATM trong các khu công nghiệp để đảm bảo an toàn và đáp ứng nhu cầu của công nhân lao động tại các khu công nghiệp; sửa chữa, khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ, xứ lý rác thải, đảm bảo vệ sinh môi trường tại khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai; rà soát, lắp đặt tăng cường hệ thống mạng không dây (WIFI) miễn phí tại khu nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp tạo điều kiện để công nhân lao động tiếp cận thông tin phục vụ đời sống văn hóa tinh thần và trau dồi, nâng cao kiến thức.

Thành phố cũng đã tiến hành rà soát các điểm xung đột giao thông, có nguy cơ gây ùn tắc tại khu vực nút giao Bắc Thăng Long - đường 5 kéo dài, triển khai lắp đặt hệ thống biển báo, đèn tín hiệu giao thông, gờ giảm tốc độ,... đảm bảo an toàn giao thông tại khu vực; kiểm tra, rà soát chấn chính nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các trạm y tế cấp cơ sở, đặc biệt là khu vực tập trung đông công nhân lao động tại các khu công nghiệp; thành lập các Trạm y tế tại các khu công nghiệp…

Hiện nay trên địa bàn Thành phố đã có 41 bệnh viện, 52 phòng khám đa khoa, 4 nhà hộ sinh, 584 trạm y tế xã, phường, thị trấn cùng với các bệnh viện trung ương, bộ, ngành đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, trong đó có công nhân lao động khu công nghiệp. Khoảng cách từ các khu công nghiệp đến các Trạm y tế là dưới 5km nên thuận lợi cho việc khám chữa bệnh của công nhân lao động.

Đối với kiến nghị về việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính tạo điều kiện cho công nhân lao động được hưởng quyền và lợi ích hợp pháp tại nơi cư trú, Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an các quận, huyện nơi có khu công nghiệp chủ động phối hợp với Ban quản lý và các doanh nghiệp sử dụng lao động hướng dẫn, tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú tạm trú, căn cước công dân cho công nhân lao động phù hợp với quy định…

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả đối thoại

Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động đối thoại và căn cứ hiệu quả mà công tác này đem lại trong thực tiễn, ngoài việc tổ chức đối thoại cấp thành phố, Liên đoàn Lao động Thành phố cũng chỉ đạo các cấp công đoàn tăng cường tổ chức đối thoại tại cấp mình cũng như hướng dẫn công đoàn cơ sở phối hợp với lãnh đạo doanh nghiệp tổ chức đối thoại tại nơi làm việc.

Thực hiện chỉ đạo của Liên đoàn Lao động Thành phố, mỗi năm, hầu hết các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở đã phối hợp tổ chức hàng trăm cuộc đối thoại giữa Công đoàn - Người sử dụng lao động - người lao động. 6 tháng đầu năm 2019, hầu hết các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và có trên 34,86% CĐCS đã chủ động phối hợp chính quyền đồng cấp tổ chức đối thoại giữa Công đoàn - Người sử dụng lao động – công nhân lao động để nắm bắt diễn biến, tư tưởng và giải quyết kịp thời những kiến nghị liên quan đến quyền, nghĩa vụ của đoàn viên, công nhân viên chức lao động.

Tại cơ sở, nhiều doanh nghiệp thực hiện thường xuyên và thực chất việc đối thoại với những hình thức phong phú, đa dạng, như: Hội nghị người lao động, giám đốc doanh nghiệp gặp gỡ công nhân tại xưởng sản xuất để trao đổi thông tin, giải quyết yêu cầu của tập thể người lao động, hộp thư… Tại đây, những vấn đề người lao động quan tâm được đề cập đầy đủ, công khai biện pháp giải quyết.

Theo Liên đoàn Lao động Thành phố, bên cạnh các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác đối thoại tại nơi làm việc, vẫn còn không ít doanh nghiệp chưa làm hoặc có tổ chức đối thoại nhưng hời hợt, không thực chất, nội dung và chất lượng chưa bảo đảm. Ban Chấp hành công đoàn ở một số doanh nghiệp vẫn chưa phát huy được vai trò trong phối hợp tổ chức đối thoại.

Với quyết tâm khắc phục những hạn chế trên, lãnh đạo Liên đoàn Lao động Thành phố khẳng định, trong thời gian tới, Liên đoàn Lao động Thành phố tiếp tục quan tâm chỉ đạo để công tác đối thoại ngày càng hiệu quả, qua đó chăm lo, bảo vệ tốt hơn quyền lợi người lao động và góp phần xây dựng quan hệ lao động trong các doanh nghiệp hài hòa, ổn định, tiến bộ, phát triển doanh nghiệp bền vững, góp sức xây dựng Thủ đô giàu mạnh.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.

Tin khác

Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tiếp tục xem xét, rà soát và đánh giá mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan với mức lương thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, để đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp...
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12

Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) yêu cầu các địa phương nắm bắt tình hình tiền lương, nợ lương năm 2024, ban hành kế hoạch thưởng Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ cho người lao động, báo cáo về Bộ trước ngày 15/12/2024.
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức chương trình gặp mặt Đoàn nhà giáo Hà Nội tham dự Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024.
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất: Người có thu nhập bình quân đầu người/tháng dưới 2,25 triệu đồng ở khu vực nông thôn; dưới 3 triệu đồng ở khu vực thành thị được xác định là người có thu nhập thấp.
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã chọn phương án nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức từ 25/1 đến 2/2/2025), để trình Thủ tướng phê duyệt.
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 9 do Văn phòng Chính phủ tổ chức, trả lời câu hỏi về giá chung cư tại sao tăng cao? Đại diện Bộ Xây dựng trả lời có yếu tố thổi giá, nâng giá.
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Theo báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý III và 9 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê công bố mới đây, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III tiếp tục tăng, đời sống được cải thiện hơn.
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

(LĐTĐ) Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, cuối tháng 9 vừa qua, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã thông báo thực hiện chính sách ân hạn lần thứ hai năm 2024 đối với đối tượng là người lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước.
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, 100% đại biểu tham gia biểu quyết nhất trí tán thành thông qua Nghị quyết Quy định đối tượng đặc thù được vay vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội của thành phố Hà Nội.
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) mới nhất đã bỏ quy định về giới hạn số giờ làm thêm của học sinh, sinh viên không quá 24 giờ mỗi tuần như đề xuất trước đó…
Xem thêm
Phiên bản di động