Doanh nghiệp tranh giành, dự án tiền tỷ "đắp chiếu"

Huy động góp vốn để thực hiện dự án, nhưng khi thấy có hiệu quả kinh tế cao, Công ty CP phát triển Hà Nam (Cty HNC) lại bày ra trò kiện cáo “hủy hợp đồng góp vốn” với các đối tác góp vốn bằng chiêu “chia để trị”. 
Có vi phạm thủ tục tố tụng?
Giám đốc nhà máy trộn bê tông trong trường Thành Tây: “Cứ bám vào các bố thì tôi chết lâu rồi”
Bằng chứng rõ ràng về việc trường Đại học Thành Tây sử dụng đất sai mục đích

Chuyện lạ doanh nghiệp tự kiện mình

Dự án khu nhà ở phục vụ KCN Đồng Văn II được UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt quy hoạch theo Quyết định số 895/QĐ-UB ngày 01.7.2004 do Công ty Cổ phần Ata (Cty ATA) làm chủ đầu tư. Ngày 07.9.2004, UBND tỉnh Hà Nam có Quyết định số 1181/QĐ-UB về việc cho phép chuyển đổi chủ đầu tư dự án từ Cty CP Ata sang Cty HNC.

Doanh nghiệp tranh giành, dự án tiền tỷ
Đến nay dự án vẫn là cánh đồng cỏ để cư dân địa phương chăn trâu, bò và nuôi vịt.

Ngày 25.01.2005, UBND tỉnh Hà Nam ban hành Quyết định 117/QĐ-UB phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu nhà ở phục vụ KCN Đồng Văn II. Ngày 06.12.2005, UBND tỉnh Hà Nam cấp GCN ưu đãi đầu tư số 1816 cho Cty HNC, trong đó có nội dung “… huy động vốn ứng trước của các tổ chức tín dụng, cá nhân có nhu cầu về nhà ở,…”.

Theo ông Trần Quang Khải, Giám đốc Cty CP Đầu tư và Phát triển TST (Phú Xuyên, Hà Nội, sau đây gọi tắt là Cty TST) thì: Được tỉnh cho phép, ngày 01.12.2006, Cty TST và Cty HNC đã ký kết Hợp đồng góp vốn đầu tư và sử dụng đất lâu dài số 24/HĐKT (HĐ 24), giá trị góp vốn là: 5.606.994.335 VNĐ. Theo đó, Cty được sử dụng lâu dài 99 lô đất. Cty TST đã được bàn giao toàn bộ 99 lô đất này từ thời điểm ký kết Hợp đồng.

Các cổ đông của Cty HNC (theo GCNĐKKD số 0603000048 do Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Hà Nam cấp ngày 12.8.2004, cấp đổi lần 05 ngày 15.12.2007) gồm: Cty CP Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam, ông Trần Anh Tuấn và bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường. Người đại diện pháp luật là ông Phạm Như Hùng, Giám đốc công ty.

Sau khi ký HĐ 24 và được giao đất, ông Khải đã có nhiều buổi làm việc với Cty HNC và những người có liên quan để yêu cầu hoàn thiện thủ tục pháp lý về việc sử dụng 99 lô đất nhưng không có kết quả.

Sau nhiều lần thương lượng không thành, Cty HNC đã khởi kiện đòi vô hiệu Hợp đồng góp vốn do hai bên đã ký kết bởi Cty HNC cho rằng việc góp vốn là trái luật và yêu cầu Cty TST nhận số tiền gốc cùng với lãi suất tiền gửi ngân hàng, từ ngày 01.12.2006 cho đến nay. Hiện nay, TAND huyện Duy Tiên đang thụ lý giải quyết vụ kiện này.

Cũng theo ông Khải, việc Cty HNC khởi kiện yêu cầu tuyên bố HĐ 24 vô hiệu là không có cơ sở. HĐ 24 phù hợp với pháp luật thời điểm đó (Điều 401, 402 Bộ Luật Dân sự; Luật Đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư) kể cả thời điểm hiện tại về nội dung và hình thức: Nghị định số 71/2010/NĐ-CP và Thông tư số 16/2010/TT-BXD.

Khi Cty TST ký HĐ 24 thì giá đất phù hợp với thời điểm đó và Cty TST đã thanh toán đủ tiền. Tuy nhiên, sau 09 năm, giá đất đã tăng gấp rất nhiều lần. Việc tính tiền gốc và lãi là quá thiệt thòi cho Cty TST và không phù hợp với quy định của pháp luật.

“Với diện tích 43ha, tính theo giá bán hiện tại, dự án này có giá hàng nghìn tỷ đồng. Nay Cty HNC có mưu đồ chiếm đoạt, chỉ trả cho những người góp vốn như chúng tôi một số tiền quá bọt bèo là không thể chấp nhận được”, ông Khải bức xúc.

Mặt khác, theo quy định tại Khoản 3.3 Điều 3 HĐ 24 thì: “Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Bên B, Bên A có nghĩa vụ ký toàn bộ các giấy tờ, tài liệu (theo quy định của pháp luật) thuộc thẩm quyền của Bên A để Bên B hoàn thiện hồ sơ yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Bên B theo quy định của pháp luật đối với các lô đất góp vốn đầu tư”. Cty HNC đã vi phạm nghĩa vụ cam kết trong Hợp đồng và HĐ 24 cần phải tiếp tục được thực hiện.

Doanh nghiệp “cố đấm ăn xôi”?

Liên quan đến dự án khu nhà ở phục vụ KCN Đồng Văn II, đầu tháng 3.2016, TAND tỉnh Hà Nam vừa hoàn tất việc xét xử phúc thẩm vụ án kinh doanh thương mại giữa Cty HNC (nguyên đơn) và bị đơn là ông Phạm Văn Giang (ở Lý Nhân, Hà Nam - một cá nhân mua đất ở) về việc “Yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu”.

Trước đó, ông Giang ký một Hợp đồng góp vốn với Cty HNC nội dung: Cty HNC đồng ý cho ông Giang góp vốn thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình vào cùng đầu tư xây dựng hạ tầng 69 lô đất, thuộc dự án khu nhà ở phục vụ KCN Đồng Văn II.

Từ quan điểm: “Trên cơ sở Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư số 1816/GCNUĐ ngày 16.12.2005 của UBND tỉnh cho phép “Dự án được huy động vốn ứng trước của các tổ chức tín dụng, cá nhân có nhu cầu về nhà ở” và tiến độ phải hoàn thành trong năm 2010… Cùng với đó là việc Cty HNC “chỉ đầu tư hạ tầng dự án rồi đưa vào kinh doanh, khai thác theo hình thức có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hạ tầng hoặc cho thuê quyền sử dụng đất có gắn liền với hạ tầng theo quy định của pháp luật và điều kiện dự án”,… TAND tỉnh Hà Nam đã bác đơn khởi kiện của Cty HNC.

Được biết, ngoài trường hợp của ông Giang, Cty TST thì còn hơn 20 trường hợp là cá nhân, tập thể cũng tham gia ký Hợp đồng góp vốn thực hiện Dự án nhà ở phục vụ KCN Đồng Văn II và một số trường hợp ký Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất của Cty HNC. Các cá nhân đã có đơn gửi cơ quan chức năng xung quanh việc thực hiện hợp đồng góp vốn giữa Cty HNC và các cá nhân. Trong đó, có trường hợp đã nộp đơn tố giác tội phạm liên quan đến việc sử dụng đất của Cty HNC đến cơ quan công an.

Những người có quyền lợi liên quan cho rằng: Cty HNC đã ký kết tất cả 26 Hợp đồng góp vốn với tổ chức và cá nhân. Việc Cty HNC khởi kiện đòi vô hiệu hóa hợp đồng đã ký kết với ông Giang và nay là Cty TST là đang “chia để trị” dần từng đối tác và khách hàng mà trước kia HNC đã dày công tìm kiếm. Mục đích chung mà Cty HNC nhắm đến là Vô hiệu hóa các hợp đồng góp vốn. Vậy mục đích của Vô hiệu hóa hợp đồng này của HNC là gì? Câu hỏi chỉ có Cty HNC mới trả lời được?!

Trước thực trạng trên, dư luận đặt ra câu hỏi: Theo quyết định được UBND tỉnh Hà Nam thì dự án phải hoàn thành vào năm 2010. Tuy nhiên, tiến độ hoàn thành đã quá 6 năm nhưng khu đất để thực hiện dự án chỉ là khu đất hoang. Nguyên nhân do đâu?

Thực tế theo quan sát của phóng viên Báo Lao động Thủ đô tại dự án thì thấy: Về cơ bản, dự án chỉ mới sơ khai về cơ sở hạ tầng, phân lô, ống nước. Ngoài ra, từ lâu không có dấu hiệu xây dựng. Hiện nay, khu dự án này đang là cánh đồng cỏ để cư dân địa phương chăn trâu, bò và nuôi vịt.

Ngô Hùng

Nên xem

Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội

Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội

(LĐTĐ) Giáng sinh là ngày lễ lớn được mong chờ. Tại Thủ đô, những ngày này, nhiều tuyến phố được trang trí cờ hoa rực rỡ, nhất là khu vực Nhà thờ Lớn Hà Nội.
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng

Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng

(LĐTĐ) Chiều 24/12, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh - Trưởng Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND Thành phố chủ trì phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo.
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh

Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, sẽ cấm một số tuyến đường qua các phố Nhà Chung, Lý Quốc Sư, Nhà Thờ, Ấu Triệu, Hàm Long (quận Hoàn Kiếm) nhằm đảm bảo an toàn cho Lễ Giáng sinh (Noel).
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh

Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh

(LĐTĐ) Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019. Với việc ban hành quyết định này, kỳ vọng một số vấn đề “nóng” liên quan đến giá, giải phóng mặt bằng (GPMB) sẽ được giải quyết.
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF

Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF

(LĐTĐ) Vị ngọt thanh, mọng nước, mùi thơm mát, Cam tươi FVF có nguồn gốc từ giống cam đặc sản trứ danh Xã Đoài với quy trình chăm sóc tỉ mỉ và ứng dụng những công nghệ canh tác tiên tiến nhất hiện nay.
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

(LĐTĐ) Để có hành lang pháp lý cho tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025, với mục đích xét tốt nghiệp, đánh giá việc dạy - học diện rộng trong cả nước và phục vụ mục đích tuyển sinh đại học, cao đẳng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã xây dựng, lấy ý kiến rộng rãi và chính thức ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT quy định về Quy chế thi tốt nghiệp THPT.
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Ngày 24/12, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức kỳ họp lần thứ 10 và kiện toàn Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra Hội LHPN Hà Nội khóa XVI.

Tin khác

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

(LĐTĐ) Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

(LĐTĐ) Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

(LĐTĐ) Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

(LĐTĐ) Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xem thêm
Phiên bản di động