Doanh nghiệp có quyền tự do cạnh tranh
![]() | Luật Cạnh tranh sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2019 |
![]() | Bộ Công Thương khẳng định có dấu hiệu vi phạm luật cạnh tranh |
![]() | Chỉ 20% doanh nghiệp trong nước biết về Luật Cạnh tranh |
Luật Cạnh tranh (sửa đổi) được thông qua gồm 10 chương với 118 điều, quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam; hành vi cạnh tranh không lành mạnh; tố tụng cạnh tranh; xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh; quản lý Nhà nước về cạnh tranh.
Đối tượng áp dụng là: Tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm cả doanh nghiệp (DN) sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, DN hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và DN nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam.
Về quyền và nguyên tắc cạnh tranh trong kinh doanh, Luật quy định rõ: DN có quyền tự do cạnh tranh theo quy định của pháp luật. Nhà nước bảo đảm quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh. Hoạt động cạnh tranh được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, công bằng và lành mạnh, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của DN, của người tiêu dùng.
![]() |
Quốc hội chính thức thông qua Luật Cạnh tranh sửa đổi (ảnh: Quochoi.vn) |
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, thực tiễn thực thi Luật Cạnh tranh trong thời gian qua cho thấy có những trường hợp, DN hoạt động trong một số lĩnh vực như hàng không, vận tải biển, truyền hình trả tiền… việc bóc tách để tính doanh thu trên thị trường liên quan của DN gặp nhiều khó khăn, trong khi có thể tính thị phần căn cứ trên tỷ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, xin Quốc hội cho giữ quy định phương pháp tính thị phần như quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 10 của dự thảo Luật.
Điều 13 dự thảo Luật quy định các tiêu chí đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong đó có tiêu chí mức thị phần của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Trong quá trình điều tra, nếu phát hiện các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm tại khoản 7 và 8 dự thảo Luật thỏa mãn các yếu tố cấu thành hành vi tội phạm quy định tại Điều 217 Bộ Luật hình sự, thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra hình sự theo quy định tại Điều 85 dự thảo Luật.
Về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền (Chương IV), có ý kiến đề nghị nghiên cứu, bổ sung một điểm vào khoản 2 Điều 25 dự thảo Luật quy định về trường hợp có năm doanh nghiệp trở lên có tổng thị phần từ 85% trở lên trên thị trường liên quan. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, bổ sung quy định tại điểm d khoản 2 Điều 24 của dự thảo Luật.
Về hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Chương VI ), có ý kiến đề nghị quy định gộp hai Điều 46, 47 thành một Điều vì Điều 47 quy định cụ thể hóa của 6 nhóm hành vi đã được quy định tại Điều 46 dự thảo Luật.
Có ý kiến đề nghị bổ sung hành vi bán phá giá, bán dưới giá thành để cạnh tranh không lành mạnh nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu, chỉnh lý hai điều 46, 47 thành Điều 45 của dự thảo Luật, đồng thời bổ sung hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác kinh doanh cùng loại hàng hóa, dịch vụ đó tại khoản 6 Điều 45 của dự thảo Luật.
Về điều khoản chuyển tiếp, Luật quy định rõ, kể từ ngày Luật có hiệu lực, hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh theo quy định của Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 được tiếp tục xem xét, giải quyết như sau: Hành vi vi phạm đang bị điều tra, xử lý nếu được xác định không vi phạm quy định của Luật này thì được đình chỉ điều tra, xử lý.
Hành vi vi phạm đang bị điều tra, xử lý, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà vẫn bị xác định vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh (sửa đổi) thì tiếp tục bị điều tra, xử lý, giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật này.
Trường hợp hình thức xử lý hoặc mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm theo quy định của Luật Cạnh tranh (sửa đổi) cao hơn quy định của Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 thì áp dụng theo quy định của Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Tạo sân chơi thể thao cho đoàn viên, người lao động
Tin khác

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất
Tin mới 30/03/2025 21:36

Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới
Tin mới 30/03/2025 21:25

Bộ Chính trị kết luận về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra
Tin mới 28/03/2025 22:54

Hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư
Tin mới 28/03/2025 19:25

Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam tại Myanmar sau trận động đất mạnh 7,7 độ
Tin mới 28/03/2025 17:44

Từ 1/6/2025, cơ quan Bảo hiểm xã hội chỉ cấp mới thẻ BHYT giấy với một số trường hợp
Tin mới 28/03/2025 17:03

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Brasil
Tin mới 28/03/2025 14:07

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo xử lý thông tin báo chí phản ánh giá lợn hơi tăng cao
Tin mới 28/03/2025 06:58

Bộ Nội vụ đề xuất cán bộ, công chức xã thuộc biên chế của tỉnh
Tin mới 27/03/2025 20:38

Bình Dương: Tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi giấy phép lái xe tại 91 địa điểm
Tin mới 27/03/2025 15:17