Luật Cạnh tranh sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2019
![]() | Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng |
![]() | Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Đặc xá (sửa đổi) |
![]() | Sẽ trình Quốc hội đề nghị lùi thời gian thông qua Dự án Luật đơn vị Hành chính - Kinh tế đặc biệt |
Luật Cạnh tranh (sửa đổi) được thông qua gồm 10 chương với 118 điều, quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam; hành vi cạnh tranh không lành mạnh; tố tụng cạnh tranh; xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh; quản lý Nhà nước về cạnh tranh.
Đối tượng áp dụng là: Tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm cả doanh nghiệp (DN) sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, DN hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và DN nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam.
![]() |
95,28% đại biểu tán thành, Luật Cạnh tranh sửa đổi (ảnh: Quochoi.vn) |
Về quyền và nguyên tắc cạnh tranh trong kinh doanh, Luật quy định rõ: DN có quyền tự do cạnh tranh theo quy định của pháp luật. Nhà nước bảo đảm quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh danh. Hoạt động cạnh tranh được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, công bằng và lành mạnh, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của DN, của người tiêu dùng.
Luật quy định chính sách của Nhà nước về cạnh tranh gồm: Tạo lập, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bình đẳng, minh bạch. Thúc đẩy cạnh tranh, bảo đảm quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh của DN theo quy định của pháp luật. Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tạo điều kiện để xã hội, người tiêu dùng tham gia quá trình giám sát việc thực hiện pháp luật về cạnh tranh.
Luật cũng nêu các hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh như: Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị DN, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện hoặc không thực hiện việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể hoặc mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ với DN cụ thể, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nước, hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
Phân biệt đối xử giữa các DN. Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị các hiệp hội ngành, nghề, các tổ chức xã hội nghề nghiệp khác hoặc các DN liên kết với nhau nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh.
Nên xem

Dự báo giá vàng tuần tới: Chuyên gia lạc quan về đà tăng của vàng

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Điểm sáng về chăm lo, bảo vệ lao động nữ ở huyện Gia Lâm

AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp chuyển mình trong kỷ nguyên số

Nhận thức đúng để mở cánh cửa tương lai

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?
Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế
Tin mới 13/04/2025 15:42

Nhanh chóng khắc phục hậu quả vụ cháy rừng tại Quảng Ninh
Tin mới 13/04/2025 15:17

Quảng Ninh: Liên tiếp xảy ra 2 vụ cháy rừng trong đêm
Tin mới 13/04/2025 08:26

Chính phủ quyết định giảm 30% tiền thuê đất cho người dân, doanh nghiệp
Tin mới 12/04/2025 22:25

Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Tin mới 12/04/2025 19:18

Toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Tin mới 12/04/2025 17:04

Thủ tướng chỉ đạo không yêu cầu công chứng với giấy tờ đã tích hợp trên VNeID
Tin mới 12/04/2025 10:34

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
Tin mới 11/04/2025 10:47

Thành lập ngay đoàn đàm phán với Hoa Kỳ về thương mại và thuế
Tin mới 10/04/2025 22:38

Việt Nam sẽ cùng Hoa Kỳ tiến hành đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng
Tin mới 10/04/2025 17:56