Dở khóc, dở cười với biển báo giao thông

Biển báo giao thông là để hướng dẫn người tham gia giao thông thực hiện đúng luật, đảm bảo an toàn nhưng theo phản ánh của người dân, hệ thống biển báo của thành phố đang lộ rõ nhiều bất cập khiến người tham gia giao thông cảm giác như bị “bẫy”.
Hà Nội: Người đi đường phải dùng “ống nhòm” nhìn biển báo giao thông

Những cái “bẫy”ngọt ngào

Trên đường vành đai 3 đoạn rẽ ra Nguyễn Trãi – Thanh Xuân, tồn tại biển báo bất hợp lý gây bức xúc cho người tham gia giao thông. Từ đường vành đai 3, nếu muốn rẽ phải sang Nguyễn Trãi các phương tiện sẽ được hướng dẫn đi vào làn trong (tức là leo lên vỉa hè), còn nếu đi ở làn ngoài phải đi thẳng. Những ai đã quen với cung đường này sẽ không sa vào “bẫy”, còn nếu chưa quen chắc chắn bị “tuýt còi”. Ngoài ra, việc thay đổi biển báo thường xuyên (2-3 tuần/ lần) tại khu vực này cũng khiến người dân gặp nhiều khó khăn khi di chuyển.

Tương tự, từ đường Lê Văn Lương muốn rẽ phải sang Đường Láng, người đi đường được “hướng dẫn” đi lên trên vỉa hè để tránh ùn tắc, từ đó dẫn đến tình trạng cả đoàn xe kéo dài nối đuôi nhau đi trên vỉa hè trong khi đường ở dưới lại thông thoáng. Hay tại ngã tư Tôn Đức Thắng - Nguyễn Thái Học (Văn Miếu - Hà Nội) trước đây được kẻ vạch chéo tại phần đường dành cho các phương tiện rẽ phải khi đèn đỏ. Nhưng sau này chiếc biển báo “Đèn đỏ các phương tiện được phép rẽ phải” đã bị tháo bỏ, cột đèn được lắp thêm đèn rẽ phải nhưng chỉ bật xanh khi đèn đỏ chạy qua khoảng 10 giây. Chính điều này làm nhiều người tham gia giao thông bị “bẫy”, vì các phương tiện muốn rẽ phải sẽ phải chờ đèn đỏ ngay trên vạch này. Xét về luật thì người tham gia giao thông rẽ phải hay dừng xe chờ đèn cũng là vi phạm. Đi thì bị bắt vì lỗi vượt đèn đỏ, dừng thì vi phạm lỗi dừng đỗ trên phần đường không cho phép.

Dở khóc, dở cười  với biển báo giao thông
Ngã tư Văn Miếu – Nguyễn Thái Học, người tham gia giao thông có cảm giác bị “bẫy”.

Không chỉ trên các tuyến đường nội đô, tuyến đường mới cao tốc Nhật Tân – Nội Bài cũng có những biển báo “khó hiểu” tương tự. Theo anh Nguyễn Quốc Long (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, đoạn đường Võ Văn Kiệt, từ ngã tư giao đường 2 vào sân bay Nội Bài cũng là cái bẫy ngọt ngào. Đường dành riêng cho ô tô, 3 làn xe 1 làn đỗ dừng theo tiêu chuẩn cao tốc nhưng lại cắm biển khu đông dân cư. Đường đang có làn xe máy thẳng tắp đến đây thì đột ngột hết làn xe máy nhưng lại không có biển cấm xe máy, xe mô tô, xe thô sơ. Ngoài ra, cũng không rõ vì sao 3 biển ô tô lại được dồn về 1 làn chứ không thẳng dưới 3 làn, cũng như không có mũi tên chỉ dẫn khiến người dân cảm thấy rất mơ hồ.
Đây chỉ là một vài thí dụ nhỏ trong đầy rẫy câu chuyện “dở khóc dở cười” về sự bất cập của biển báo giao thông hiện nay ở khắp các tuyến đường trong thành phố.

Cần sự đồng bộ

Lâu nay, nhiều người nhầm tưởng, những biển báo bất hợp lý do cảnh sát giao thông cắm, nhằm “bẫy” người dân. Thực chất, việc cắm biển báo là nhiệm vụ của ngành giao thông, lực lượng CSGT chỉ là người thực thi nhiệm vụ, xử phạt vi phạm người tham gia giao thông trên cơ sở căn cứ vào biển báo ở các tuyến đường. Theo Thượng úy Phạm Văn Chiến, Đội phó đội CSGT số 3 cho biết, nút giao thông Lê Văn Lương – Đường Láng thường xuyên xảy ra ùn tắc trong giờ cao điểm, Đội CSGT số 3 cũng đã phải bố trí 1 chốt trực thường xuyên tại khu vực này, đồng thời Sở GTVT cũng phải bố trí xây cầu vượt để giảm tình trạng trên. Về nguyên tắc các phương tiện tham gia giao thông phải tuân thủ các hiệu lệnh theo thứ tự là: Hiệu lệnh của CSGT, đèn tín hiệu giao thông, biển báo và vạch kẻ đường. Chính vì đoạn đường này thường xuyên ùn tắc nên các phương tiện vẫn được “linh động” di chuyển trên vỉa hè cầu vào các giờ cao điểm, còn bình thường thì không được. Đội 3 cũng đã kiến nghị cần có biển báo cụ thể ở khu vực này, việc để đèn tín hiệu giao thông không rõ ràng (đèn để sát thành cầu) và vạch sơn “phân làn” trên vỉa hè cầu khiến người đi đường dễ bị hiểu lầm. Do đó thường xuyên xảy ra tình huống đường dưới lòng cầu thì thênh thang nhưng trên vỉa hè cả đoàn xe xếp hàng dài, nhiều tài xế đến khi bị “tuýt còi” cũng không biết mình vi phạm lỗi gì.

Hệ thống biển báo, đèn tín hiệu trên các tuyến đường đều do sở GTVT quản lý, trong khi điều tiết hoạt động giao thông lại do lực lượng cảnh sát giao thông thực hiện, dẫn đến sự không thống nhất trong việc điều hành giao thông. Trao đổi với PV LĐTĐ, Luật sư Trịnh Nam Ninh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, theo quy định tại Nghị định 71/2012 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, mức xử phạt đối với người điều khiển xe mà không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố từ 200.000 - 400.000 đồng. Đối với việc vi phạm xảy ra tại khu vực nội thành của TP, mức xử phạt sẽ tăng lên 400.000 - 800.000 đồng. Như vậy, lỗi vi phạm di chuyển trên vỉa hè là lỗi nặng, không rõ vì sao sở GTVT Hà Nội lại bố trí những biển chỉ dẫn “khó hiểu” như vậy.

Ðể sửa đổi những bất cập hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng, cần làm biển báo lớn hơn và để trên cao ngang đường cho lái xe dễ quan sát từ xa. Ðồng thời, ngành giao thông cần nghiên cứu, đánh giá lại tính khả thi, hiệu quả của hệ thống biển báo giao thông hiện nay, trên cơ sở đó sửa đổi, bổ sung phù hợp thực tế và nhu cầu của người dân. Việt Nam đã được Liên hợp quốc chấp nhận tham gia Công ước Vienna về giao thông đường bộ, chính vì vậy các biển báo cũng cần phải theo các quy định quốc tế, tránh việc đánh đố hay “bẫy” người đi đường.

Tuấn Trần

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.

Tin khác

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

(LĐTĐ) Quy hoạch sẽ cho thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hình thành phân khu đô thị phía Tây, tăng diện tích công viên cây xanh - không gian mở, đất khu trung tâm công cộng - thương mại dịch vụ đô thị, đất giao thông.
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

(LĐTĐ) Những tháng cuối năm, lượng khách du lịch trong và ngoài nước tham quan gia tăng tại khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cùng với đó là tình trạng xe khách, xe du lịch… đón, trả khách tại các cơ sở lưu trú, điểm tham quan chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật; tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ gây ùn ứ giao thông…
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

(LĐTĐ) Qua kiểm tra hiện trường nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, vẫn còn nhiều cây xanh nghiêng, đổ sau bão số 3 chưa được chống dựng lại, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu khắc phục ngay tình trạng này, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng, phòng ngừa ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tại khu vực chợ đầu mối Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, qua Quốc lộ 32 vẫn còn tình trạng các tiểu thương, hộ kinh doanh sử dụng phương tiện ô tô, xe máy chở hàng, người bán hàng lấn chiếm lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán…
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Tham gia phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Thành phố (thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô), một số ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ thế nào là “trường hợp cần thiết”; đồng thời xem xét kỹ về “thẩm quyền áp dụng”.
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

(LĐTĐ) Những phát hiện, thông tin phản ánh hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông qua trang Zalo của người dân chính là "cánh tay nối dài" giúp lực lượng Cảnh sát giao thông có được thông tin vi phạm, làm căn cứ để kiểm tra, xác minh, xử lý.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

(LĐTĐ) “Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
Xem thêm
Phiên bản di động