Dinh trấn Thanh Chiêm được công nhận Di tích Quốc gia
Giáo dục di sản: Tăng tính tương tác, trải nghiệm | |
Giao lưu nghệ thuật đặc biệt ở Quảng Trị kỷ niệm 42 năm thống nhất đất nước |
Dinh trấn Thanh Chiêm thuộc thôn Thanh Chiêm 1, xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Theo sử sách ghi lại, năm 1602, Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã cho dựng Dinh trấn Quảng Nam ở Thanh Chiêm - mở đầu sự phát triển thịnh vượng của Xứ Đàng.
Trong suốt 2 thế kỷ XVII-XVIII, vì nhận định “đây là đất yết hầu của miền Thuận Quảng,” Dinh trấn Thanh Chiêm có vai trò, vị trí đặc biệt, được xem là kinh đô thứ hai, là trung tâm chính trị - quân sự - kinh tế và văn hóa sau Phú Xuân của Chúa Nguyễn, là nơi các vị hoàng tử “tập dượt” cách trị vì đất nước trước khi kế nhiệm ngôi Chúa.
Nằm trên đường thiên lý Bắc-Nam, bên bờ Sài Thị Giang (nay là sông Thu Bồn) và gần cửa Đại Chiêm (Cửa Đại), cách Tourane - Cửa Hàn không xa, qua hơn 200 năm tồn tại (1602-1832), Dinh trấn Thanh Chiêm đã khẳng định được “sứ mệnh” lịch sử quan trọng. Không ít nhà buôn, giáo sỹ phương Tây thời ấy đã gọi đây là “nước Quảng Nam.”
Với vai trò, vừa là “hậu cứ” vững chắc để các Chúa Nguyễn đối phó với Đàng Ngoài và các thế lực thù địch, vừa làm “bàn đạp” để nhà Nguyễn hoàn thành công cuộc Nam tiến.
Đặc biệt, trong bối cảnh lịch sử bấy giờ, từ năm 1615, Dinh trấn Thanh Chiêm đã có “cơ duyên” để các nhà truyền giáo phương Tây đến nghiên cứu, sáng tạo và hình thành chữ Quốc ngữ.
Lịch sử đã ghi nhận sự ra đời của “trường dạy” chữ Quốc ngữ đầu tiên tại Thanh Chiêm cũng như sự “cộng tác” đắc lực của người dân Thanh Chiêm và tiếng nói của người Quảng Nam trong quá trình ký âm mẫu tự Latinh thành tiếng Việt.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nông Quốc Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, việc công nhận Di tích Quốc gia Dinh trấn Thanh Chiêm có ý nghĩa vô cùng đặc biệt.
Đây là sự khẳng định trên phương diện quản lý Nhà nước về vai trò, vị trí, giá trị văn hóa lịch sử của Di tích Dinh trấn Thanh Chiêm; sự tri ân của các thế hệ con cháu với các bậc tiền nhân trong công cuộc dựng nước và giữ nước; tôn vinh giá trị của chữ Quốc ngữ - ngôn ngữ chính thống của người Việt Nam trong công cuộc duy tân đất nước và hội nhập hôm nay.
Theo Nguyễn Sơn/ vietnamplus.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Tin khác
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51
Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc
Văn hóa 18/11/2024 09:28