Điều nguy hiểm nhất xảy ra sau mưa lũ kinh hoàng ở Quảng Ninh

Theo các chuyên gia, ngoài ô nhiễm nguồn nước, rác, dịch bệnh có thể xảy ra, thì điều nguy hiểm nhất sau mưa lũ kinh hoàng ở Quảng Ninh là nước thải từ các bãi thải mỏ than.
Tàu hải quân đang đón 1.500 khách kẹt ở Cô Tô
Những hình ảnh gây sốc từ trận mưa lũ lịch sử ở Quảng Ninh
Điều nguy hiểm nhất xảy ra sau mưa lũ kinh hoàng ở Quảng Ninh
Nguy hiểm nước thải từ các bãi thải

Theo đó, do ảnh hưởng của vùng áp thấp trên khu vực Đông Bắc Bắc Bộ, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã có mưa rất to và giông.

Lượng mưa từ ngày 25-7 đến 13 giờ ngày 28-7 ở Cô Tô là 799 mm; Móng Cái là 680 mm; Hải Hà là 600 mm; Cẩm Phả là 853 mm; Hạ Long là 662 mm. Chính vì thế, một số nơi ở TP Hạ Long, TP Cẩm Phả bị tê liệt hoàn toàn về giao thông.

Tính đến thời điểm 13 giờ ngày 30-7, Quảng Ninh có 17 người chết (Hạ Long có 14 người, Cẩm Phả có 3 người); mất tích 6 người trên vùng biển khu vực Cô Tô; có 3.700 hộ bị ảnh hưởng do ngập lụt. Tổng thiệt hại ước tính trên 1.500 tỷ đồng.

Nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh bị ngập lụt diện rộng, hàng loạt khu vực bị cô lập vì ngập sâu.

Trao đổi với chúng tôi, PGS. TS Nguyễn Đình Hòe, Tổng thư ký Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cho rằng, đây là đợt mưa lũ rất lớn gây ra thiệt hại nặng nề về con người, vật chất đối với tỉnh Quảng Ninh.

Theo PGS.TS Hòe, đợt mưa lớn này là do ảnh hưởng của vùng áp thấp trên khu vực Đông Bắc Bắc Bộ, nhưng nguyên nhân chính là tác động của tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới mà Việt Nam là một nước chịu ảnh hưởng gây ra.

Điều nguy hiểm nhất xảy ra sau mưa lũ kinh hoàng ở Quảng Ninh
PGS.TS Nguyễn Đình Hòe. Ảnh: Tuổi trẻ.

"Thực tế hiện nay, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên hiện tượng thời tiết cực đoan rất khó lường. Có những nơi thì hạn, nơi thì lụt, nơi mưa xối xả, rất khó đoán.

Do đó, cũng không trách được các đơn vị dự báo khí tượng vì khó có thể dự báo chính xác", PGS.TS Hòe nói.

Cũng theo vị này, cùng với đợt mưa lũ kinh hoàng ở Quảng Ninh hay ở các nơi khác trước đó, thì vấn đề rất cấp bách được đặt ra là thực trạng ô nhiễm môi trường.

Trước hết, vấn đề ô nhiễm do mưa lũ ở đây cũng tương tự như các địa phương khác ở miền Trung đã gặp phải. Đó là, rác thải, súc vật chết trôi nổi khắp nơi, đường ống nước bị phá vỡ, ô nhiễm nguồn nước.

Ngoài ô nhiễm môi trường do mưa lũ như ở các địa phương thì do hiện nay còn đang mùa hè nên vấn đề dịch bệnh cũng sẽ rất có thể xảy ra, nên các cơ quan chức năng cần có sự chuẩn bị, ứng phó kịp thời.

Tuy nhiên, một vấn đề nguy hiểm nhất mà chỉ ở riêng Quảng Ninh mới có thể xảy ra sau đợt mưa lũ này khiến PGS.TS Hòe rất lo lắng, đó là, nước thải từ các bãi thải mỏ than ở một số nơi sẽ đổ ra môi trường.

"Ở những khu vực có bãi thải của mỏ than, vì được chất cao ở trên các khu vực núi, đồi nên nguy cơ trượt lở rất cao hoặc bùn bị trôi xuống hoặc nước mưa ngấm qua bãi thải chảy ra.

Nước mưa ngấm qua bãi thải chảy ra là thứ nguy hiểm, chất ô nhiễm, có liên quan đến vấn đề an toàn lao động, an toàn của mỏ và người dân xung quanh.

Bởi đây không còn là nước mưa bình thường mà độ axit sẽ cao lên, từ đó có thể rửa trôi, hòa tan một số khoáng chất, kim loại nặng nằm trong bãi thải như axit sunfuric, asen, kẽm, coban...", PGS.TS Hòe nhấn mạnh.

Còn ông Lê Quốc Hùng, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản cho rằng, Quảng Ninh chưa phải là địa phương có nguy cơ sạt lở đất cao so với vùng núi Tây Bắc như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La…

Thế nhưng, mưa kéo dài, lượng mưa lớn khiến cho đất đá bị bão hòa nước, phần đất đá phía trên (phong hóa) bị ngậm nước, dễ dàng sạt lở.

Điều nguy hiểm nhất xảy ra sau mưa lũ kinh hoàng ở Quảng Ninh
Hiện công tác khắc phục đập tràn tại mỏ than lộ thiên đang được triển khai tích cực đề phòng mưa lớn trở lại gây thiệt hại cho khu vực chợ Mông Dương, trạm biến áp 110KV. Ảnh: Zing.

"Dự báo mưa còn kéo dài khoảng một tuần nữa, với vùng có cấu trúc địa chất phức tạp thì những khối trượt lở lớn sẽ được kích hoạt, tình trạng sạt lở có thể xảy ra ở tất cả vùng đồi núi Quảng Ninh", ông Hùng cảnh báo.

Làm gì để tránh điều nguy hiểm nhất?

Theo PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, thực tế hiện nay, muốn khai thác được 1 tấn than phải bỏ 14 - 15m3 đất đá, nên các bãi thải mỏ ngày càng cao và không phải tất cả các khu vực bãi thải mỏ đều được trồng cây lên mà còn phải giữ để lấp lại các mỏ.

Bãi thải mỏ là khu vực rất nguy hiểm bởi không ổn định nên trước hết cần phải có quy hoạch, đảm bảo an toàn bằng cách xây tường chắn vững chắc dưới chân, hay những bãi thải không đổ nữa thì phải trồng cây phủ xanh.

"Cùng với đó, cần tính toán khoảng cách an toàn đối với người dân sống dưới chân bãi thải, không được sống quá gần. Bởi để dân sống dưới chân bãi thải thì không sớm thì muộn cũng sẽ trượt.

Nên phải di dời ngay những hộ dân còn sống gần các bãi thải mỏ này để đảm bảo an toàn", ông nhấn mạnh. Các chuyên gia môi trường khác khi được hỏi cũng cho rằng, các đơn vị ngoài việc tập trung ứng cứu mỏ than thì cũng nên có biện pháp kịp thời để sau khi lũ rút tiến hành ngay việc xử lý, ngăn chặn ảnh hưởng của những chất độc hại có thể ra môi trường.

Liên quan đến vấn đề sạt lở, ông Hùng cũng cho hay, do lượng mưa lớn, kéo dài, với vùng có cấu trúc địa chất phức tạp, các khối trượt lở lớn sẽ kích hoạt dẫn đến nguy cơ trượt lở đất quy mô lớn, rất nguy hiểm.

Khu vực đồi dốc, thảm phủ thực vật mỏng cần có biện pháp phòng tránh tích cực.
"Nơi có mật độ sông suối dày, thảm phủ thực vật mỏng, dân số cao thì đều được đặt trong tình trạng báo động. Chính quyền nên có biện pháp tích cực với người dân ở những khu vực này để hạn chế thấp nhất thiệt hại về người", ông Hùng nói.

CHỦ TỊCH HĐTV TẬP ĐOÀN CN THAN-KHOÁNG SẢN VN ÔNG LÊ MINH CHUẨN

Trận mưa lũ lịch sử trong vòng 40 năm qua đã gây tổn thất nặng nề cho ngành than, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, thu nhập của khoảng 80.000 thợ mỏ, gián đoạn cung cấp than cho các hộ tiêu thụ.

soha.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND).
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 19-20/11, Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật Nhà giáo, tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động