Điện thoại di động nhái 'ăn cắp' tiền tỉ
Đây là chiêu móc túi mới nhất của Công ty TNHH đầu tư Vinamob vừa bị Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Hà Nội phát hiện. Điều này dấy lên hồi chuông cảnh báo việc sử dụng những điện thoại di động Trung Quốc (TQ) giá rẻ, không nhãn mác hoặc hàng nhái, hàng giả với vô số nguy cơ tiềm ẩn.
Người dùng nên cẩn trọng hơn với những chiếc điện thoại di động không tên tuổi, hàng nhái, hàng giả... |
“Gián điệp” ngầm
Nếu bản thân nhà sản xuất cố tình cài đặt các phần mềm vào điện thoại di động trước khi xuất xưởng thì rất khó để người dùng phát hiện. Không chỉ bị trừ tiền, người dùng còn có thể đối diện với nguy cơ bị nghe lén, bị theo dõi vị trí, bị lấy cắp thông tin cá nhân... Ông Vũ Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Công ty an ninh mạng BKAV |
Thanh tra Sở TT-TT Hà Nội đã xác minh Công ty Vinamob ký kết hợp đồng hợp tác với 3 công ty có trụ sở tại TQ để cài đặt sẵn các mã lệnh nhắn tin đến đầu số 8x61 trên các máy điện thoại của TQ sản xuất bán cho thị trường VN. Với chiêu thức ẩn toàn bộ thông tin mà người dùng có thể nhận biết được (không lưu lại tin nhắn mà máy tự động gửi đi và đến), máy điện thoại sẽ tự động nhắn tin đến đầu số dịch vụ 8x61 mà chủ thuê bao không hề hay biết, qua đó tiền trong tài khoản của người dùng sẽ tự động bị trừ để trả cho dịch vụ của đầu số 8x61.
Qua xác minh, hầu hết khách hàng sử dụng dịch vụ của đầu số 8x61 đều ở các tỉnh vùng sâu vùng xa, các khách hàng khi được hỏi đều cho biết không sử dụng dịch vụ này nhưng vẫn bị trừ tiền trong tài khoản không rõ nguyên nhân. Với 1 tin nhắn có phí 5.000 đồng, tổng cộng, số tiền người tiêu dùng bị móc túi theo hình thức này mà cơ quan thanh tra xác định được lên đến 2,6 tỉ đồng. Tuy nhiên thông tin xử lý bước đầu cho thấy, Công ty Vinamob chỉ bị phạt 50 triệu đồng, bị đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ nội dung qua đầu số 8x61 trong thời gian 2 tháng và buộc hoàn trả lại số tiền đã thu của người dùng đối với mã lệnh người dùng không nhận được dịch vụ.
Vụ việc này đã khiến thị trường rúng động và những người sử dụng điện thoại hết sức lo lắng bởi tại thị trường VN điện thoại di dộng TQ có mặt ở khắp nơi. Theo nhiều cửa hàng, dù không có con số thống kê chính xác nhưng cứ 10 điện thoại bán ra thì có hơn phân nửa xuất xứ từ TQ. Ngoại trừ những sản phẩm của các thương hiệu tên tuổi lớn còn có sản phẩm là hàng nội địa của TQ với những cái tên mới xuất hiện gần đây như Xiaomi, Meizu, ZTE, Coolpad, Nomi... và hàng loạt sản phẩm giả, nhái cũng như không tên tuổi khác. Với giá rẻ, kiểu dáng tương tự các thương hiệu lớn nên điện thoại TQ được nhiều người dùng VN lựa chọn. Vì vậy, ai cũng có thể trở thành nạn nhân, bị móc túi bởi các “gián điệp ngầm” như kiểu nói trên.
Ông Vũ Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Công ty an ninh mạng BKAV khẳng định, nếu bản thân nhà sản xuất cố tình cài đặt các phần mềm vào điện thoại di động trước khi xuất xưởng thì rất khó để người dùng phát hiện. Không chỉ bị trừ tiền, người dùng còn có thể đối diện với nguy cơ bị nghe lén, bị theo dõi vị trí, bị lấy cắp thông tin cá nhân... Từ đó sẽ dẫn đến nhiều nguy hại như mất tài sản lớn hơn, ảnh hưởng đến an toàn của bản thân và gia đình.
Không dễ phát hiện
Hành vi móc túi người dùng điện thoại không phải đây là lần đầu tiên.
Trong năm 2013, Thanh tra Bộ TT-TT đã tiến hành kiểm tra 41 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung (CSP) có hành vi phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo, xử phạt và truy thu tổng số tiền lên tới hơn 3,8 tỉ đồng, thu hồi 22 đầu số vi phạm. Đa số những tin nhắn rác có nội dung lừa đảo, dụ người nhận gọi vào các tổng đài như 1900 xx84 để nghe clip mà theo lời quảng cáo là hoàn toàn miễn phí. Số khác lừa người dùng tải các phần mềm, game có nội dung sex. Khi người dùng sử dụng hoặc kích hoạt, các phần mềm này sẽ tự động nhắn tin đến các đầu số và trừ tiền trong tài khoản người dùng. Thậm chí một số nhà mạng cũng thường xuyên gửi các tin nhắn rác dạng Flash tới người sử dụng. Khi người dùng lựa chọn mục “chấp nhận” sẽ hiện ra một menu. Khi chạm vào các mục của menu này, điện thoại sẽ tự động gửi tin nhắn đến các đầu số rồi trừ tiền trong tài khoản chính. Hoặc nhà mạng cài sẵn một số dịch vụ, trò chơi trên sim điện thoại và chỉ cần khách hàng sơ ý kích hoạt sẽ phải mất phí hằng tháng... Thế nhưng với thủ đoạn cài sẵn phần mềm chìm trong điện thoại di động thì đây là lần đầu tiên bị phát hiện.
Đáng lo ngại là theo chuyên gia công nghệ Nguyễn Minh Đức, Tập đoàn FPT, người dùng sẽ không thể nào biết được điện thoại mình đang sử dụng được cài đặt sẵn những phần mềm nào, ngoại trừ nhà sản xuất. Thậm chí các phần mềm an ninh dành cho di động cũng không thể phát hiện được tất cả phần mềm độc hại. Tuy nhiên người dùng cũng nên cẩn trọng hơn, nên có thói quen sử dụng các phần mềm bảo vệ an toàn cho điện thoại bên cạnh việc theo dõi tiền cước phát sinh hằng tháng và những tin nhắn, những phần mềm lạ xuất hiện...
Là chuyên gia trong ngành, ông Vũ Ngọc Sơn cho rằng, có lẽ hành vi chiếm đoạt tiền của người dùng tinh vi như trên chỉ xuất hiện ở những chiếc điện thoại không tên tuổi, điện thoại nhái, hàng giả đến từ TQ. Bởi những sản phẩm của các thương hiệu lớn trên thế giới từ trước đến nay chưa nghe có trường hợp này vì các nhà sản xuất đều muốn bảo vệ thương hiệu của mình.
Mỗi ngày gần 14 triệu tin nhắn rác Theo nghiên cứu mới nhất của Công ty an ninh mạng Bkav, 6 tháng đầu năm 2015 tình hình phát tán tin nhắn rác ở VN tiếp tục gia tăng. Số lượng tin nhắn rác phát tán mỗi ngày lên tới 13,9 triệu tin, tăng hơn 0,4 triệu tin so với năm 2014. Còn theo một thống kê khác của Bkav, 90% người dùng điện thoại di động thường xuyên bị tin nhắn rác làm phiền, trong đó 43% là nạn nhân của tin rác hằng ngày. Ngoài những tin quảng cáo còn có cả những tin nhắn lừa đảo như mời người dùng soạn tin theo cú pháp được hướng dẫn, rồi gửi đầu số để được tặng tiền vào tài khoản hoặc nghe nhạc miễn phí. Khi người dùng nhắn tin theo cú pháp, tài khoản sẽ bị trừ tiền. Tin nhắn rác còn biến tướng thành những chiêu trò lừa đảo dưới hình thức mạo danh người thân nhờ nạp thẻ, soạn tin trúng thưởng hoặc nghe nhạc chờ... |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
MacBook Pro thế hệ tiếp theo, nâng tầm trải nghiệm người dùng
Công nghệ 05/11/2024 09:49
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Công nghệ 02/11/2024 20:33
Meta phát triển nền tảng tìm kiếm AI độc lập
Công nghệ 30/10/2024 19:06
Google bổ sung 15 ngôn ngữ bản địa châu Phi vào nền tảng dịch thuật
Công nghệ 30/10/2024 10:12
Sắp ra mắt mô hình AI mới mạnh hơn GPT-4 gấp 100 lần
Công nghệ 28/10/2024 10:43
Singapore đầu tư 270 triệu USD đào tạo nhân lực siêu máy tính thế hệ mới!
Công nghệ 27/10/2024 11:41
Meta thử nghiệm công nghệ mới chống lừa đảo bằng hình ảnh người nổi tiếng
Công nghệ 24/10/2024 16:07
Robot hình người STAR1 của Trung Quốc lập kỷ lục thế giới về tốc độ
Công nghệ 21/10/2024 08:25
Điểm mặt 5 chatbot AI miễn phí được nhiều người quan tâm
Công nghệ 16/10/2024 06:57
Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công
Công nghệ 21/09/2024 09:53