Điện ảnh Việt trước “cơn sóng” ngoại
Doanh nghiệp ngoại chiếm lĩnh 2/3 thị trường
Vài năm trở lại đây, số lượng phim Việt ra rạp tăng lên đáng kể cả về số lượng lẫn chất lượng. Nhiều bộ phim tạo được cơn sốt phòng vé, lập kỷ lục doanh thu không kém gì những phim bom tấn ngoại. Trong đó, phải kể đến những phim như “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Tèo em”, “Quả tim máu”, “Để mai tính”… Mới đây nhất là “Em chưa 18” với doanh thu 115 tỷ đồng chỉ sau 9 ngày công chiếu.
Chính vì thế, tại buổi tọa đàm “Về Điện ảnh Việt Nam thực trạng và một số vấn đề đặt ra hiện nay” do Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã được tổ chức nhiều ý kiến chuyên gia đã cảnh báo về thực trạng đáng lo ngại trên. Chủ tịch Hiệp hội phát hành và phổ biến phim Việt Nam Nguyễn Văn Nhiêm cho rằng với hơn 90 triệu người, trong đó có trên 70% dân số dưới 40 tuổi, Việt Nam là đất nước có tiềm năng vô cùng lớn để phát triển văn hóa, điện ảnh… Thị trường điện ảnh Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển bùng nổ khi doanh thu phòng vé những năm vừa qua tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ, bình quân từ 20 - 25% và Việt Nam trở thành một quốc gia có tốc độ tăng trưởng điện ảnh cao nhất thế giới.
Phim chiếu rạp “Cha cõng con” của đạo diễn Lương Đình Dũng.Ảnh: Đoàn phim cung cấp |
Tuy nhiên, theo ông Nhiêm, sự phát triển này vẫn còn nhiều bất cập, thậm chí đang phát triển chưa đúng hướng. Trong đó, nổi cộm nhất là vấn đề nhiều doanh nghiệp điện ảnh Việt cho rằng bị đối tác nước ngoài cạnh tranh không lành mạnh. Việc để doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh 65% thị phần phát hành phim dẫn đến nhiều vấn đề như doanh nghiệp nước ngoài độc quyền, thống lĩnh thị trường, có nhiều biểu hiện chèn ép doanh nghiệp trong nước.
Bà Ngô Thị Bích Hạnh, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty TNHH Bình Hạnh Đan (BHD) cho biết, tỷ lệ 30% phòng chiếu phim mà Việt Nam sở hữu hiện nay rất thấp. Ngược lại, tại nhiều quốc gia khác như Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, tỷ lệ phòng chiếu phim nội địa rất lớn, chiếm từ 70-90%. Dẫn đầu thị trường hiện nay là hệ thống rạp CGV (Hàn Quốc) đang vận hành 44 cụm rạp có 275 phòng chiếu phủ khắp 15 tỉnh, thành cả nước. Thứ hai là Lotte Cinema (Hàn Quốc) với trên 16 cụm rạp, tiếp sau là Platinum (Tập đoàn Multivision từ Indonesia) với 5 cụm rạp. Trong khi đó, các nhà phát hành trong nước có hệ thống cụm rạp tạm đủ sức đối đầu với đối thủ ngoại chỉ có BHD và Galaxy. Mới đây, có thêm một đơn vị trong nước gia nhập thị trường kinh doanh rạp chiếu và phát hành phim là Mega GS (hợp tác giữa Saigon Media và Sóng Vàng Group), vừa khai trương cụm rạp đầu tiên tại TPHCM. Nhưng khoảng cách thị phần phát hành phim giữa rạp nội và rạp ngoại này sẽ còn được gia tăng nhanh hơn khi CGV, Lotte Cinema, Platinum đặt mục tiêu tăng lên hàng chục cụm rạp chiếu trong cả nước.
Đừng đổ lỗi cho cạnh tranh không lành mạnh!
Theo các chuyên gia, hiện cả nước chỉ còn Trung tâm Chiếu phim Quốc gia (Hà Nội) là đơn vị duy nhất còn hoạt động hiệu quả. Còn đa số các cơ sở chiếu phim ở các tỉnh không hoạt động được, một số sát nhập vào các trung tâm văn hóa. Đây là một kết quả hết sức đau lòng. Chưa kể, với mức đầu tư ngày càng lớn như hiện nay, chỉ khoảng 3 đến 5 năm nữa, các nhà phát hành phim trong nước có nguy cơ biến mất trên thị trường điện ảnh nước nhà.
Mặc dù các ý kiến đưa ra như vậy, nhưng cũng phải thấu hiểu điều, kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế không còn, và không có chỗ cho sự trì trệ. Kinh tế thị trường luôn sòng phẳng và vận hành đúng theo bản chất của các quy luật giá trị và cung cầu, do đó khán giả chỉ chấp nhận bỏ tiền để xem những bộ phim hay, giá cả phải chăng. Đành rằng, trên góc độ kinh tế và thương mại quốc tế chúng ta có quyền dựng lên các hàng rào kỹ thuật để bảo vệ điện ảnh trong nước. Vẫn biết trong thời đại ngày nay, điện ảnh đã trở thành “công nghiệp điện ảnh” thì sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên muốn công nghiệp gì đi nữa nó vẫn là món ăn tinh thần. Bởi vậy, các nhà làm phim trong nước, muốn chiếm lẫn thị phần và hút người dân đến với những “đứa con tinh thần” của mình chỉ còn cách nâng cao chất lượng và giảm giá vé mà thôi. Không nên quá cứng nhắc đến chuyện cạnh tranh không lành mạnh. |
Ông Nguyễn Danh Dương, Giám đốc Trung tâm Chiếu phim Quốc gia cũng cho rằng, các đơn vị phát hành phim nước ngoài đang tung rất nhiều chiêu nhằm từng bước thôn tính thị trường như giảm giá vé sâu từ 50-65% khiến các đơn vị phát hành nhỏ lẻ không cạnh tranh được. Các nhà phát hành này lại là đại lý phát hành của các hãng phim nổi tiếng trên thế giới, các đơn vị trong nước muốn có phim phát hành đều phải ký kết hợp đồng thông qua họ nhưng bị ràng buộc rất nhiều điều khoản, thậm chí không được phép đàm phán. Nếu than thở thì bị cho là tiết lộ thông tin, vi phạm điều khoản ký kết hợp đồng. Nếu không hợp tác thì không có phim để chiếu.
Các đại biểu đều đề nghị, trong thời gian tới, Nhà nước cần có chính sách can thiệp để đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, cụ thể là rạp chiếu phim, hỗ trợ, điều tiết phát triển điện ảnh. Việc xây dựng các cụm rạp phải có sự tham gia của cơ quan quản lý Nhà nước, phải có quy hoạch lâu dài. Bộ Tài chính có nghiên cứu về khung giá vé, quy định tỷ lệ phân chia doanh thu hợp lý hơn cho phát hành phim nước ngoài và phim Việt Nam, sửa đổi những điều không còn phù hợp với Luật Điện ảnh. Cục phó Cục Điện ảnh, ông Đỗ Duy Anh cũng cho biết: “Cục đã nhận nhiều kiến nghị của Hiệp hội phát hành và phổ biến phim Việt Nam, đã có không dưới 3 lần làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài để khuyến cáo về việc cạnh tranh lành mạnh, kinh doanh công bằng. Tuy nhiên, vấn đề này liên quan đến rất nhiều luật khác, trong đó, Luật Cạnh tranh, Luật Điện ảnh đã rất cũ, có nhiều quy định không còn phù hợp, hiện nay đang được sửa đổi, lấy ý kiến và tiếp tục tìm cách giải quyết”.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51