Điểm yếu của sinh viên Việt Nam: Vẫn là tin học và tiếng Anh
Bao giờ mới là “thước đo” ? | |
Hội nghị quốc tế về khảo thí môn Tiếng Anh | |
Thấy gì từ việc giáo viên dạy thêm bị “xử lý”? |
Mục tiêu của sự kiện này nhằm tăng cường quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học giữa các trường đại học châu Âu và Việt Nam.
Tham dự Diễn đàn lần này có khoảng 80 cơ sở đào tạo đại học trong và ngoài nước và sự tham gia của một số đại sứ quán và cơ quan Chính phủ quốc tế. Tại đây, các bên sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm cũng như chỉ ra những thách thức mà các trường ĐH của Việt Nam gặp phải trong quá trình hội nhập quốc tế.
Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga cho biết, Diễn đàn không chỉ tạo cơ hội cho các trường, các nhà quản lý giáo dục, giảng viên và nhà khoa học kết nối với nhau, chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, giảng dạy và nghiên cứu khoa học; thăm dò các cơ hội thúc đẩy hợp tác song phương và đa phương để phát triển các chương trình liên kết đào tạo, các dự án hợp tác nghiên cứu khoa học và tiến tới ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác, mà còn là dịp để giảng viên, sinh viên và nghiên cứu viên trao đổi về học bổng.
Thời gian qua, các nước châu Âu đã cấp học bổng cho công dân Việt Nam đi du học sau đại học, cũng như Chính phủ Việt Nam gửi nghiên cứu sinh Việt Nam sang học bằng nguồn học bổng của Chính phủ Việt Nam (như các đề án 322, 911 và 599). Tuy nhiên, sự hợp tác giữa Việt Nam và các nước châu Âu vẫn còn rất khiêm tốn so với tiềm năng của cả 2 bên có được. Mặt khác, nhiều trường đại học danh tiếng, xếp thứ hạng rất cao ở các nước châu Âu nhưng sinh viên Việt Nam chưa có nhiều thông tin về hệ thống các trường đại học của các nước châu Âu.
Ông Tom Corrie- Phó Trưởng phái đoàn EU tại VN phát biểu tại diễn đàn. |
Chia sẻ thêm thông tin tại Diễn đàn, ông Tom Corrie - Phó trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam cho biết, hiện EU đang hỗ trợ 18 dự án nghiên cứu tại Việt Nam. Đây là sự hợp tác giữa các nước của EU với các trường đại học hàng đầu của Việt Nam bao gồm nhiều lĩnh vực như năng lượng, nông nghiệp... Ngoài ra, EU cũng đang hỗ trợ trong việc tăng cường quản trị giáo dục đại học. "Tuần trước một trường ĐH tại TP.HCM và một trường Đan Mạch đã ký kết hợp tác. Chúng tôi hy vọng giao thương kinh tế giữa hai nước phát triển thì giáo dục cũng cần hợp tác để tạo nguồn phát triển nguồn nhân lực tương lai" - Tiến sĩ Harald Mikkelsen Hiệu trưởng, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH,CĐ Đan Mạch chia sẻ về cơ hội hợp tác giữa các bên trong lĩnh vực này.
Một trong những vấn đề được các đại biểu tham gia Diễn đàn Việt Nam- châu Âu quan tâm và tỏ ra khá băn khoăn là năng lực sử dụng tiếng Anh và công nghệ thông tin của sinh viên Việt Nam còn quá yếu và nhiều hạn chế. Điều này không chỉ khiến sinh viên Việt Nam mất đi cơ hội được nhận học bổng hấp dẫn ở các trường nổi tiếng mà còn ảnh hưởng nhiều đến việc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.Theo bà Zenda Tan - Giám đốcTổ chức giáo dục ICDL(đại diện của Ai - len) cho hay, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc nhiều người hiện nay không có đủ kỹ năng công nghệ thông tin để làm việc hiệu quả. Do đó họ tốn rất nhiều thời gian để giải quyết các vấn đề về máy tính, do thiếu hụt kỹ năng căn bản. Vì thế, trong xu thế quốc tế hóa hiện nay, một cá nhân muốn làm việc ngoài quốc gia thì họ phải có trình độ công nghệ thông tin để đáp ứng chuẩn quốc tế.
Song song với hoạt động trên, một triển lãm về giáo dục đại học châu Âu sẽ được tổ chức vào ngày 4/11 với sự tham gia của 22 tổ chức giáo dục quốc tế, một số chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài lại đem đến nhiều thông tin hữu ích và cơ hội du học giá trị cho các bậc phụ huynh và học sinh, sinh viên đại học nhiều hơn từ sự tư vấn trực tiếp của đại diện các cơ quan tổ chức nói trên. Đây cũng là sự kiện duy nhất trong năm 2016 do Bộ GDĐT tổ chức. Triển lãm có sự đồng hành của các cơ sở đào tạo, tổ chức giáo dục, đại sứ quán, lãnh sự quán và tổ chức Chính phủ đến từ Pháp, Italy, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Hà Lan, Ireland...
Được biết, Diễn đàn và Triển lãm mô hình tương tự sẽ được dự kiến thực hiện theo định kỳ 2 hoặc 3 năm/lần. Mô hình này cũng đã được thử nghiệm thông qua các Hội nghị hiệu trưởng Việt - Nhật (qua đó nhiều dự án giữa các trường đại học Việt Nam và Nhật Bản đã hình thành, giúp thúc đẩy quan hệ hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây)./.
K.Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20