Điểm tựa bình yên cho phụ nữ và trẻ em

(LĐTĐ) Qua thời gian triển khai hoạt động, mô hình “Địa chỉ tin cậy – Nhà tạm lánh” tại địa bàn quận Hoàn Kiếm đã khẳng định được sự cần thiết và hữu ích đối với cộng đồng, góp phần đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho phụ nữ và trẻ em trước tình hình bạo lực gia đình, bạo lực giới ngày càng gia tăng.
diem tua binh yen cho phu nu va tre em Phải coi nhiệm vụ bảo vệ phụ nữ và trẻ em là kim chỉ nam trong hoạt động
diem tua binh yen cho phu nu va tre em Hướng tới xây dựng môi trường an toàn, bình đẳng cho phụ nữ và trẻ em
diem tua binh yen cho phu nu va tre em Nỗ lực vì thành phố an toàn và thân thiện cho trẻ em gái
diem tua binh yen cho phu nu va tre em
Khu vực bếp ăn của mô hình “Địa chỉ tin cậy - Nhà tạm lánh” có các vật dụng cần thiết phục vụ cho người đến đây khi có nhu cầu (Ảnh: Đặng Loan)

“Ðịa chỉ tin cậy - Nhà tạm lánh” tại cộng đồng được hiểu là nơi trú ẩn khẩn cấp cho nạn nhân của bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới, do đó đây phải là những nơi đem đến sự an toàn cho các nạn nhân. Với mục đích đó, mô hình điểm “Địa chỉ tin cậy – nhà tạm lánh” cộng đồng quận Hoàn Kiếm được triển khai thực hiện thí điểm từ tháng 8/2018 tại 360 Phúc Tân (phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm) dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của Sở Lao động Thương binh và xã hội Thành phố.

Hà Nội lựa chọn quận Hoàn Kiếm là đơn vị triển khai thí điểm mô hình bởi lẽ quận có cơ sở vật chất khá phù hợp, đã có sẵn Trung tâm tư vấn và tiếp nhận trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của quận. Tại đây có đội ngũ cán bộ, cộng tác viên nhiệt tình, tâm huyết, có kinh nghiệm trong tư vấn.

Do đó, mô hình được triển khai nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường công tác phối hợp để hỗ trợ nạn nhân của bạo lực. Đến với nhà tạm lánh, các nạn nhân chịu sự ảnh hưởng của bạo lực trên cơ sở giới được tư vấn ổn định về tâm lý, tư vấn pháp luật, bố trí nơi ở tạm lánh, chăm sóc y tế ban đầu, đồng thời họ được hỗ trợ giúp tái hòa nhập và đảm bảo bạo lực không tái diễn.

Trong thời gian ba tháng đầu đi vào hoạt động, Nhà tạm lánh cộng đồng thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm đã không nhận được thông tin vụ bạo hành nào nhưng đường dây nóng của mô hình đã nhận được những cuộc gọi trình báo, xin tư vấn từ các trường hợp không thuộc địa bàn, theo quy định họ chỉ có thể thông tin lại với cơ quan chức năng nơi xảy ra vụ việc để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Tuy nhiên, đến nay, sau hơn một năm thực hiện, mô hình đã đạt được những kết quả nhất định. Công tác tuyên truyền, phổ biến được triển khai rộng rãi tới mọi người dân trên địa bàn; công tác tập huấn nâng cao nhận thức về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới được quan tâm triển khai tới cộng tác viên, tình nguyện viên.

Để mô hình đạt hiệu quả cao, quận Hoàn Kiếm đã tổ chức các hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng phòng chống bạo lực trên cơ sở giới cho các cán bộ làm công tác trẻ em của 18 phường và 556 lượt cộng tác viên tại địa bàn dân cư. Đặc biệt, có 681 lượt chủ nhà trọ trên địa bàn được tập huấn các kỹ năng phát hiện, tự vệ và cung cấp thông tin về bạo lực trên cơ sở giới.

Riêng tại quận Hoàn Kiếm, từ tháng 9/2018 đến nay đã có 7 trường hợp được tư vấn trực tiếp về tâm lý, pháp lý, được chăm sóc sức khỏe, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ ban đầu và được kết nối để tiếp tục hỗ trợ, theo dõi. Bên cạnh đó, cũng đã có 256 lượt người gọi điện và được tư vấn.

Mô hình “Địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh” tại cộng đồng được triển khai tại quận Hoàn Kiếm từ tháng 9/2018, đã giúp đỡ các nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực gia đình… Đến đây, họ được tư vấn về tâm lý, pháp luật cơ bản, chăm sóc sức khỏe, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ ban đầu về tạm lánh khẩn cấp và chuyển tuyến trong trường hợp cần thiết. Sau đó, các đội ngũ cán bộ, cộng tác viên tại quận sẽ hỗ trợ họ trở về gia đình sau thời gian tạm lánh khi bảo đảm đủ an toàn; tiếp tục theo dõi, hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập, giúp bạo lực không tái diễn. Trung tâm có hai đường dây nóng 024.38252627 và 0988.528.568, giúp các nạn nhân của bạo lực gia đình có thể liên hệ khẩn cấp 24/24 giờ để kịp thời ứng phó với tình huống bạo lực; tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân khi có thông tin…

Thông qua các hoạt động truyền thông, mô hình đã được lan tỏa tới các quận, huyện khác của thành phố Hà Nội như Cầu Giấy, Ứng Hòa, Thanh Oai, Tây Hồ và một số tỉnh, thành trên cả nước như Hà Nam, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên… cũng biết đến mô hình và gọi điện đến mô hình “Địa chỉ tin cậy – Nhà tạm lánh” quận Hoàn Kiếm để được tư vấn, trợ giúp.

Đặc biệt, tuy tên gọi là “Nhà tạm lánh” cho nạn nhân nhưng hoạt động của mô hình mang tính chủ động trong phòng ngừa rất cao, các thành viên trong mô hình đã chủ động tìm đến với các đối tượng có nguy cơ trên địa bàn, chủ động tư vấn, hỗ trợ ngay từ khi có tiềm ẩn nguy cơ chứ không chờ đến lúc có trường hợp nạn nhân bị bạo lực tìm đến mới can thiệp, hỗ trợ.

Với những kết quả đó, có thể khẳng định, mô hình “Địa chỉ tin cậy – Nhà tạm lánh”đã được triển khai, thực hiện thành công, góp phần trang bị kiến thức, kỹ năng và bảo vệ chị em phụ nữ khi bị bạo lực gia đình. Với những hoạt động ngày càng mang lại hiệu quả thiết thực như vậy, các “Địa chỉ tin cậy” tại cộng đồng đang ngày càng khẳng định được vai trò của mình. Đồng thời ngày càng trở thành các địa chỉ tin cậy đối với chị em phụ nữ, góp phần tích cực vào chương trình phòng chống bạo lực gia đình, vì sự bình đẳng và tiến bộ của chị em phụ nữ.

Đánh giá về những kết quả mà mô hình đem lại trong thời gian qua, đại diện Sở Lao động Thương binh và xã hội Thành phố Hà Nội, bà Trần Ngọc Hà cho biết: Từ mô hình “Địa chỉ tin cậy – Nhà tạm lánh” được triển khai tại quận Hoàn Kiếm đã góp phần tích cực trong ngăn ngừa, giảm thiểu và ứng phó hiệu quả với bạo lực trên cơ sở giới tại địa bàn quận nói riêng và Thủ đô nói chung.

Thời gian tới để mô hình tiếp tục đạt hiệu quả cao hơn, bà Hà cho rằng mỗi quận, huyện cần tăng cường công tác nắm bắt, quản lý địa bàn, quản lý các trường hợp có nguy cơ bị bạo lực để chủ động tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ, xác định phòng ngừa, phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các trường hợp bạo lực.

Nguyễn Hoa 

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.
Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

(LĐTĐ) Để tiện cho lưu giữ giấy tờ, nhiều người đã ghép bằng lái ô tô và xe máy vào một thẻ PET, nhưng trong quá trình sử dụng lại nảy sinh nhiều bất tiện, do đó có nhu cầu tách hai loại giấy tờ này.
Kết quả ngày thi đấu thứ 3: Xác định các đội bóng vào vòng 1/8

Kết quả ngày thi đấu thứ 3: Xác định các đội bóng vào vòng 1/8

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tiếp tục diễn ra loạt trận đấu cuối vòng bảng Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX. Các đội bóng vào vòng 1/8 đã chính thức lộ diện trên sân vận động quận Tây Hồ. Đội bóng thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm toàn thắng 3 trận, thẳng tiến vào vòng sau.

Tin khác

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường quản lý trật tự xây dựng đối với nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở dịch vụ cho thuê trọ, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có dạng “hộp ngủ” để kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế.
Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024 trên tinh thần "từ sớm, từ xa", giải quyết dứt điểm những vấn đề còn ý kiến khác nhau, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán trước khi trình lên cấp thẩm quyền xem xét, cho ý kiến.
Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

(LĐTĐ) Nhiều năm trước, Hà Nội đã sớm “ấp ủ” các kế hoạch thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt, nhưng thời điểm đó, dịch vụ và cả công nghệ thanh toán vẫn còn nghèo nàn, chưa tiện dụng. Nay mọi thứ đã thay đổi khi công nghệ thanh toán không tiền mặt đã phát triển vượt bậc với nhiều tiện ích và đa đạng hơn và đây là thời điểm thích hợp để tái khởi động các dự án thu phí không dùng tiền mặt với những đòi hỏi cao hơn, thiết thực hơn.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong học đường

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong học đường

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm tự giác chấp hành Luật Giao thông cho người tham gia giao thông, nhất là đối với học sinh, huyện Thanh Trì đã tăng cường tuyên truyền pháp luật giao thông đến các trường học trên địa bàn huyện.
Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ trong giai đoạn 2024-2025

Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ trong giai đoạn 2024-2025

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, giai đoạn 2024-2025, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư xây mới 17 chợ (năm 2024 đầu tư xây dựng hoàn thành 5 chợ; năm 2025 hoàn thành 12 chợ), đồng thời, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 21 chợ.
Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự khu vực hồ Hoàn Kiếm

Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự khu vực hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Là quận trung tâm của Thủ đô, quận Hoàn Kiếm luôn là một trong những điểm đến thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Để đảm bảo an toàn cho nhân dân và khách quốc tế đến tham quan, du lịch, Công an quận Hoàn Kiếm triển khai công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông... tạo thuận lợi nhất cho người dân.
Quận Hoàn Kiếm: Thí điểm tổ chức 16 điểm trông xe thu phí không dùng tiền mặt

Quận Hoàn Kiếm: Thí điểm tổ chức 16 điểm trông xe thu phí không dùng tiền mặt

(LĐTĐ) Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước, hạn chế sử dụng tiền mặt, đồng thời minh bạch trong công tác thu giá dịch vụ trông giữ xe tại các vị trí do Sở Giao thông vận tải cấp phép, từ 16/4 Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm đã cho phép triển khai thí điểm thu phí không dùng tiền mặt tại 16 điểm đỗ trên địa bàn.
Xem thêm
Phiên bản di động