Đi mua đồ siêu thị khỏi lo "nhỡ chạm" phải Covid-19
Bảo vệ môi trường Thủ đô trong mùa dịch | |
Người dân phấn khởi được chi trả lương hưu an toàn trong mùa dịch | |
Chung sức, đồng lòng vượt qua dịch bệnh |
Thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, khoảng vài ba ngày, chị Thúy mới tới siêu thị Lotte Mart Tây Sơn (quận Đống Đa) để mua thực phẩm một lần. Thời gian này, để phòng chống sự lây lan của dịch Covid-19, thay vì sử dụng tiền mặt, chị Thúy ưu tiên sử dụng thanh toán thông qua việc quét mã QR Pay.
Được biết, QR Pay là một trong những hình thức thanh toán bằng smarphone. Thay vì dùng tiền mặt, khách hàng có thể thanh toán bằng cách quét QR code (Quick response code – mã phản hồi nhanh, mã vạch ma trận). QR Code sẽ được kết hợp với thanh toán điện tử thay vì chỉ dùng để quét ra thông tin về website, số điện thoại, địa chỉ,… của doanh nghiệp như trước đây.
Theo đó, người tiêu dùng có thể mua hàng trên website, shopping tại các trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích,… mà không cần dùng tiền mặt, thẻ ATM hay thẻ Visa, MasterCard.
Hình thức thanh toán QR Pay được nhiều khách hàng sử dụng. |
Trước đây, khi dịch Covid-19 chưa bùng phát, chị Thúy thường sử dụng hình thức thanh toán điện tử khi đi mua sắm tại một số cửa hàng. Theo chị Thúy, việc thanh toán bằng quét mã QR Pay nhanh hơn rất nhiều so với việc thanh toán tiền mặt. Cùng đó, hiện tại, phần lớn các công ty đều trả tiền lương qua thẻ nên việc thanh toán qua quét mã sẽ giúp chị Thúy tiết kiệm thời gian rút tiền.
Chia sẻ với chúng tôi, chị Thúy cho biết: “Việc thanh toán bằng việc quét mã QR Pay rất thuận tiện, khi tới siêu thị, mình chỉ mang theo duy nhất chiếc điện thoại. Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, mình cũng ưu tiên sử dụng thanh toán qua quét mã QR Pay để hạn chế tiếp xúc bề mặt. Việc không phải trao đổi trực tiếp sẽ hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho mình và nhân viên tại siêu thị”.
Cùng đó, chị Thúy cũng cho hay, khi thanh toán bằng việc quét mã trên QR Pay, chị cũng nhận ưu đãi hơn so với hình thức thanh toán tiền mặt. Cụ thể, khi thanh toán xong một đơn hàng online hoặc tại một số hệ thống cửa hàng, chị Thúy sẽ nhận được một mã giảm giá cho toàn đơn hàng tùy thuộc vào giá trị đơn hàng.
Không chỉ có chị Thúy, những ngày này, anh Lê Văn Duẩn (quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội) cũng tăng cường thanh toán không chạm. Theo anh Duẩn, anh thanh toán bằng tiền điện tử đến nay đã được 3 năm. Nhận biết những nguy cơ tiềm ẩn trong việc trực tiếp giao dịch bằng tiền mặt trong thời điểm dịch bệnh, anh Duẩn đã tăng cường thanh toán bằng quét mã QR khi đi mua sắm hay thanh toán các hóa đơn điện nước của nhà.
Chỉ với một thao tác quét mã bằng điện thoại đơn giản, đơn hàng đã được thanh toán nhanh chóng mà không cần dùng tới tiền mặt và thẻ. |
Anh Duẩn cho biết, để có thể thanh toán thông qua QR Pay, anh đã mở tài khoản internet banking. Sau khi cài đặt thành công internet banking trên điện thoại, mỗi khi đi mua sắm, anh chỉ cần mở phần quét mã QR trong tài khoản internet banking và quét mã nhân viên cung cấp là đã thanh toán thành công đơn hàng.
“Mình sử dụng hình thức thanh toán bằng quét mã này ở mọi cửa hàng có sử dụng hình thức thanh toán bằng mã QR như siêu thị, cửa hàng quần áo, cửa hàng tiện lợi... Mình thấy rằng, việc sử dụng thanh toán không chạm này rất hữu ích cho bản thân mình thời điểm dịch bệnh hiện tại.”- anh Duẩn cho hay.
Thực tế cho thấy, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hình thức thanh toán không chạm tại các hệ thống thời trang, nhà hàng, quán cafe đang giảm mạnh do phải tạm dừng kinh doanh. Tuy nhiên, hình thức thanh toán không chạm này đang gia tăng mạnh mẽ tại các hệ thống siêu thị và cửa hàng bán lẻ.
Hiện tại, hình thức thanh toán không chạm thông qua liên kết ví cũng được các cửa hàng áp dụng mạnh mẽ. Đứng đầu trong danh sách các ví điện tử được người dùng sử dụng nhiều nhất là MoMo vì ví điện tử này hỗ trợ người dùng trên nhiều lĩnh vực như mua sắm, nhà hàng... Tiếp đến là các ví điện tử như Zalo Pay; AirPay.. cũng đang được nhiều khách hàng tin dùng.
Việc người tiêu dùng tăng cường sử dụng các hình thức thanh toán không chạm, giảm thiểu thanh toán tiền mặt trong thời điểm hiện tại sẽ là một trong những giải pháp hữu hiệu trong việc giảm thiểu lây nhiễm dịch Covid-19.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Tin khác
359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tiêu dùng 28/10/2024 20:30
Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng làng nghề Hà Nội sẽ bắt đầu từ 28/10
Tiêu dùng 26/10/2024 15:37
Sắp diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến
Tiêu dùng 25/10/2024 21:00
Nâng cao chương trình liên kết vùng bảo đảm cung - cầu hàng hóa cho Thủ đô
Tiêu dùng 24/10/2024 21:49
Từ 15h ngày 24/10, giá xăng RON 95 giảm 68 đồng/lít
Tiêu dùng 24/10/2024 15:42
Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững
Tiêu dùng 20/10/2024 13:08
Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 diễn ra trong 3 tháng
Tiêu dùng 19/10/2024 15:07
Nâng cao năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
Tiêu dùng 15/10/2024 11:52
Giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.006 đồng lên 2.103 đồng/kWh từ 11/10
Tiêu dùng 11/10/2024 22:33
Chú trọng xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh
Tiêu dùng 11/10/2024 17:07