Đi lễ chùa đầu năm thế nào cho đúng?

Lễ Phật thì trọng ở lòng thành. Đến chùa thì tâm thái hướng thiện là quan trọng nhất, còn lễ lạc thì có hay không cũng không quan trọng.

Đi lễ chùa đầu năm là một hoạt động không thể thiếu của mỗi người dân dịp Tết đến, xuân về. Phong tục này đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt Nam. Thế nhưng, thời gian gần đây, việc lễ chùa hay tìm đến những chốn tâm linh đang bị nhiều người làm lệch lạc đi nét đẹp này.

Phóng viên đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Trần Trọng Dương, Viện nghiên cứu Hán Nôm xung quanh câu chuyện đi lễ chùa đầu năm thế nào cho đúng.

Đi lễ chùa đầu năm thế nào cho đúng?

Tiến sĩ Trần Trọng Dương

PV:Tiến sĩ có thể chia sẻ đôi chút về nét đẹp đi lễ chùa nói chung và đặc biệt lễ chùa đầu năm của người Việt?

TS. Trần Trọng Dương: Văn hóa Phật giáo đã trở thành những yếu tố không thể thiếu trong những ngày Tết Nguyên đán của người Việt, từ mâm ngũ quả, hai cây mía (gậy ông bà, ông vải), dựng cây Nêu để biểu thị lãnh thổ được đức Phật bảo vệ... Đi lễ chùa đầu năm là một phong tục tốt đẹp, dĩ nhiên rồi. Dù đi làm ăn ở đâu xa, tết trở về làng mình, thắp nén nhang trước mộ tổ tiên, viếng thăm ngôi chùa làng nhỏ bé, nhưng gần gũi và thiêng liêng. Chùa làng không phải chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo mà còn là chỗ để mỗi con người lắng lại lòng mình với những ý nghĩ tốt lành.

Một năm mới, người ta đi chùa là để hướng con người nghĩ đến cái tâm tốt lành, hướng thiện, đức từ bi, trí tuệ của nhà Phật. Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông cùng nhiều vị tổ khác đã từng nói rằng, Phật tại tâm, mang hàm ý mỗi chúng sinh, mỗi con người đều vốn đã có cái Phật tính. Phật không phải ngoại cầu, mà tìm ở trong chính bản thân mình. Cho nên, đi lễ chùa chỉ là để làm khởi phát cái thiện tâm của mỗi người.

Đi lễ chùa đầu năm thế nào cho đúng?

Đi lễ chùa chỉ là để làm khởi phát cái thiện tâm của mỗi người.

PV:Vậy theo ông, đi lễ chùa đầu năm, chúng ta cần chuẩn bị những gì?

TS. Trần Trọng Dương: Như trên đã nói, lễ Phật thì trọng ở lòng thành. Đến chùa thì tâm thái hướng thiện là quan trọng nhất, còn lễ lạc thì có hay không cũng không quan trọng. Người xưa vẫn nói "ăn hương ăn hoa", hàm ý rằng, lễ chùa, thắp nhang, khấn Phật chỉ là những hành động mang tính biểu tượng. Thắp một nén nhang với tất cả lòng thành thì gọi đó là "tâm nhang/ tâm hương". Hoa hay quả thì đều là những lễ vật bình dị, ai cũng có thể sắm được. Thắp nhang xong, thì hạ lễ, thụ lộc. Người ta hưởng cái lộc ấy chẳng phải vì nó cao sang gì mà vì những lễ mọn ấy được coi như là những vật phẩm thiêng. Vậy thì, tâm vẫn là yếu tố quan trọng nhất!

PV:Đi lễ chùa xưa và nay khác nhau như thế nào, thưa tiến sĩ?

TS. Trần Trọng Dương: Xưa, người ta thường chọn ngày lành đầu tiên trong năm để đến chùa lễ Phật, hoặc đến đình lạy Thánh, với mong muốn khởi đầu năm mới được an lành, suôn sẻ. Đó gọi là tục "thí sự". Ngày nay, người Việt đến lễ chùa ngay trong đêm giao thừa và tất cả những ngày trong Tết. Không câu nệ cứ phải là ngày tốt nhất. Nhưng sự khác biệt lớn nhất, trong việc đi lễ chùa xưa nay, ấy chính là thực trạng "lễ Phật tha hương". Xưa, chùa làng nào, dân làng nấy thờ (tức làng nào cũng có chùa). Còn nay, nhiều người do tâm lý đám đông, nghe nói chùa nào thiêng, chùa nào nổi tiếng thì nô nức đến thắp hương, còn chùa làng mình thì quên bẵng mất. Tệ thế đấy!

Đi lễ chùa đầu năm thế nào cho đúng?

Người dân chen nhau đi lễ chùa sáng mùng 1 Tết

PV:Những tồn tại của việc đi lễ chùa ngày nay? Một số hoạt động đi lễ đã biến tướng như thế nào? Ông nghĩ sao về hình ảnh người dân chen chúc đi lễ đầu năm?

TS. Trần Trọng Dương: Lễ chùa ngày nay thì đúng là quá nhiều "tệ nạn". Người ta mang cái "tục tâm" vào chùa, đặt tiền thật, tiền giả lên ban tam bảo, đặt tiền lễ vào tay tượng lòng tượng, (thậm chí đút cả vào miệng tượng), người ta hóa vàng trong chùa. Tiền, dù thật hay giả, cũng chỉ là để cho chúng sinh. Vào chùa lễ Phật để đi tìm sự an lạc trong tâm thái, chứ đâu phải để cầu xin đắc phúc, được lợi? Rồi xuýt xoa hít hà, sờ mó chân tay tượng để thoa lên mặt lên mũi, rồi chen chúc tranh nhau cướp mấy mảnh vải khai quang trong lễ hô thần nhập tượng,... toàn là những hành động phản văn hóa.

PV:Người ta quan niệm càng cung tiến nhiều tiền vàng, càng thể hiện lòng thành và ước nguyện sẽ nhanh chóng được thực hiện, Liệu có phải như thế không? Bên cạnh rải tiền, anh suy nghĩ như thế nào về việc đốt vàng mã khi đi lễ chùa?

TS. Trần Trọng Dương: Như trên tôi đã nói, càng nhét nhiều tiền thì càng tục, càng phản văn hóa. Đặt lễ bằng tiền thật đã là hỏng rồi, đặt cả tiền âm phủ nữa thì lại càng hỏng. Tiền âm phủ chỉ dùng để đốt cho người chết, ai lại đốt cho Phật?!!! Tuy nhiên, trong chùa, chỉ có thể hóa vàng một chút ở khu vực nhà vong, dùng để cúng cho các cô hồn bơ vơ chưa được siêu thoát. Chỉ có vậy thôi.

Đi lễ chùa đầu năm thế nào cho đúng?

Đi lễ chùa quan trọng là ở tâm chứ không phải ở... tiền

PV:Vậy cần giải quyết những tồn tại như thế nào để đi lễ chùa đầu năm thực sự là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng?

TS Trần Trọng Dương: Để giải quyết được những "tệ nạn" trong việc đi lễ chùa, có lẽ Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch cần phải ra những văn bản có tính định chế đối với những hành vi đi lễ Phật lễ Thánh trong chùa cũng như trong nhiều không gian di tích khác. Các quy định đó cần phải chi tiết cụ thể, có tính răn đe cao, và để thực thi tốt thì cần phải kết hợp với việc tuyên truyền trên nhiều kênh thông tin. Còn người dân khi đi lễ Phật thì nên chịu khó tìm hiểu một chút. Quan trọng là ở tâm chứ không phải ở... tiền!

PV:Xin cảm ơn tiến sĩ./.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng

Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng

(LĐTĐ) Vòng 17 Premier League diễn ra trong sự thất vọng của cổ động viên MU, trong khi đó, Liverpool đã kiếm được 3 điểm trọn vẹn trên sân Tottenham để chắc ngôi đầu bảng.
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (23/12), giá dầu WTI và Brent trên thị trường thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,58 USD/thùng, tăng 0,12%; giá dầu Brent ở mốc 72,98 USD/thùng, tăng 0,08%.
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu

Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu

(LĐTĐ) Theo lịch thi đấu, trận bán kết lượt đi giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Singapore sẽ diễn ra vào ngày 26/12 trên sân khách. Điều đáng tiếc trong trận đấu này tiền đạo Văn Toàn không thể thi đấu.
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối

Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước ghi nhận xu hướng tăng mạnh vào chiều ngày 22/12, với cả vàng nhẫn và vàng miếng đều đạt ngưỡng 84,4 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, xu hướng tăng vẫn tiếp tục chi phối giá vàng trong tuần này.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 23/12, trời có mây, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ, ngày nắng.
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa thông báo đợt tuyển chọn lao động đầu tiên đi làm việc tại Australia trong ngành Nông nghiệp.
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

(LĐTĐ) Với mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Trường THPT Quang Trung (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và đồng lòng của tập thể thầy và trò, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền nằm trong Top 10 của thành phố.

Tin khác

Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn

Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn

(LĐTĐ) Ngày 22/12, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an thành phố Hà Nội cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), đơn vị đã triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, góp phần phục vụ thành công chuỗi sự kiện quan trọng, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đất nước.
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả

Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, việc thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận, xã hội. Bộ Nội vụ phải tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai phương án sắp xếp tổ chức bộ máy.
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024

Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024

(LĐTĐ) Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024), sáng ngày 19/12, Công ty Điện lực Thường Tín (PC Thường Tín) đã long trọng tổ chức Hội nghị tri ân khách hàng năm 2024. Tham dự Hội nghị có sự góp mặt của lãnh đạo PC Thường Tín và đại diện các doanh nghiệp là khách hàng trên địa bàn huyện.
Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông

Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông

(LĐTĐ) Sáng 19/12, Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tổ chức phiên họp giải trình về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu bãi sông, ngoài đê trên địa bàn Thành phố.
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

(LĐTĐ) Sáng 19/12, Bộ Quốc phòng Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 tại khu vực sân bay Gia Lâm (Hà Nội). Chương trình khai mạc hoành tráng, ấn tượng, với sự tham gia của hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ, nghệ sĩ, diễn viên...
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng

Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 9275/VPCP-NN truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc tập trung tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện dự án giải quyết ngập do triều khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1, quy mô gần 10.000 tỷ đồng.
Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước

Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước

(LĐTĐ) Sáng 17/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2025. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu Trung ương kết nối với 63 tỉnh, thành trong cả nước.
Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân

Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân

(LĐTĐ) Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh mong muốn Ủy ban nhân dân các tỉnh quan tâm bố trí kinh phí triển khai hoạt động Đề án; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân...
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng về an sinh xã hội

Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng về an sinh xã hội

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 20 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa diễn ra, đã thông qua nhiều quyết sách quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, trong đó nổi bật là những chính sách về an sinh xã hội.
Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em

Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em

(LĐTĐ) Luật Quảng cáo đang được xem xét sửa đổi, nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế sau hơn 10 năm thực hiện. Trong đó, một vấn đề được đặt ra là yêu cầu cần có giải pháp quản lý quảng cáo trên mạng phù hợp để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt là các hạn chế tiêu cực đến trẻ em.
Xem thêm
Phiên bản di động