Đến năm 2025 Việt Nam sẽ “nhập khẩu” cô dâu?
Cứ 10 bé gái thì có 14 bé trai
Tại hội nghị tập huấn về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình dành cho báo chí mới đây, ông Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, Bộ Y tế cho biết, từ năm 2006 đến nay, mức sinh của Việt Nam luôn ở dưới mức thay thế. Số lượng trẻ sinh ra có giảm, nhưng chỉ giảm trẻ em gái, gia tăng trẻ trai. Trong 6 tháng đầu năm, cả nước có hơn 600.000 trẻ sinh ra (giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái). Tuy nhiên, tỷ số giới tính khi sinh lại tăng lên là 114,3 bé trai/100 bé gái, trong đó tập trung chủ yếu vào 10 tỉnh thành.
Hà Nội là một trong số những địa phương có tỷ lệ mất cân bằng giới tính cao. Ông Nguyễn Đình Lân - Phó chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, tỉ số giới tính khi sinh ở Hà Nội tăng 1,5% so với năm 2013, tức là tăng lên 117/100. Đặc biệt ở một số quận/huyện, tỉ số giới tính khi sinh tăng đến mức đáng báo động, thậm chí có thể lọt vào tốp những địa phương mất cân bằng giới tính cao nhất cả nước như huyện Đan Phượng 139/100, Phúc Thọ 134/100, Sóc Sơn 133/100, Mỹ Đức 129/100, thị xã Sơn Tây 140/100... Sự gia tăng tỉ số giới tính khi sinh còn có nguyên nhân do chế tài xử phạt các hình thức lựa chọn giới tính trước sinh chưa đủ sức răn đe, chính quyền các địa phương chưa vào cuộc quyết liệt.
Tương tự, Nghệ An cũng là một trong những địa phương có tỷ số giới khi sinh đang ở mức báo động. Ông Nguyễn Trung Thành, Phó chi cục trưởng Chi cục dân số Nghệ An cho rằng: Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên của Nghệ An hiện ở mức cao (khoảng 18%) và có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới. Thậm chí, có gia đình sinh đến đến 14 người con...
Dịch vụ chọn giới tính còn khá phổ biến. Ảnh minh họa
Tâm lý thích con trai vẫn quá nặng nề
Các chuyên gia quốc tế cho rằng tỷ số giới tính khi sinh tăng ở những nước có nền văn hóa tương đồng với Việt Nam (ưa thích con trai hơn con gái) nhưng chưa có nước nào lại có tốc độ gia tăng nhanh như Việt Nam. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này vẫn là do tâm lý muốn sinh nhiều con, thích con trai ở đa số cặp vợ chồng còn quá nặng nề. Cùng với đó, các dịch vụ lựa chọn giới tính khi sinh ở nước ta cũng phổ biến và đa dạng. Qua các kết quả nghiên cứu, khảo sát trong những năm gần đây, tỉ số giới tính khi sinh thường cao ở nhiều tỉnh có điều kiện để thực hiện những yếu tố nói trên. Trong đó phải kể đến các tỉnh xung quanh Hà Nội như Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam... có tỉ số giới tính khi sinh rất cao.
Ngoài ra, chính sách nới lỏng việc xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm quy định về dân số góp phần làm tăng tỷ lệ này. Trước kia bị cảnh cáo hoặc cách chức thì nay chỉ khiển trách.
Trước thực trạng này, TS Dương Quốc Trọng hết sức e ngại, ông nhấn mạnh: Chúng ta đã làm quyết liệt vấn đề này nhưng dường như chừng ấy chưa đủ thay đổi tập quán, thói quen, hành vi thích sinh con trai hơn con gái. Tỷ số giới tính khi sinh tiếp tục gia tăng mạnh, nếu không ngăn được thì hậu quả sẽ rất nặng nề. Bức tranh hiện tại của Trung Quốc, Ấn Độ… là một bài học cho Việt Nam. Nước láng giềng Trung Quốc hiện thiếu 67 triệu phụ nữ, còn Ấn Độ- gần đây nổi lên nhiều hành vi man rợ về bạo lực giới, bạo lực tình dục nguyên nhân cũng là do thiếu 42 triệu phụ nữ. “Nếu nước ta không xử lý vấn đề này bây giờ thì từ năm 2025 trở đi sẽ chịu hậu quả của việc thừa nam thiếu nữ. Theo đó, vào năm 2025 dự báo sẽ thiếu 4,3 triệu phụ nữ trong độ tuổi kết hôn đồng nghĩa với việc hơn 4 triệu nam giới “ ế” vợ. Tình trạng này sẽ khiến gia tăng nạn bắt cóc, buôn bán trẻ em gái… Bên cạnh đó, chất lượng dân số hầu như không cải thiện, thua kém rất nhiều nước trên thế giới, ngay cả trong khu vực” – TS Trọng cảnh báo.
Chị Phùng Thị Mai Hương - cán bộ chuyên trách dân số của xã Vật Lại, Ba Vì cho biết: Người dân biết về chuyện đang đẻ nhiều con trai hơn con gái, biết là sau này con mình sẽ khó lấy vợ hơn và những hậu quả khác. Vì chúng tôi đã tuyên truyền rất nhiều qua các kênh, trên báo đài cũng nói. Nhưng nhiều người mặc kệ, họ nói mình sinh được thì nuôi được, sau này tính tiếp. Với đà này, chỉ với vận động tuyên truyền mà không có chế tài, e rằng khó có thể cải thiện được tình hình. |
H. Phong
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18