Đề xuất xe buýt dành riêng cho phụ nữ: Liệu có khả thi?
Thử làm hành khách
Cách đây hơn 10 năm, khi còn là sinh viên, tôi đến trường chủ yếu bằng xe buýt. Khi đó, cứ giờ cao điểm, hành khách đi xe buýt chật như nêm. Vừa qua nghe tin qua nghiên cứu có đến 30% hành khách nữ đi xe buýt bị quấy rối tình dục, tôi thử lại một chuyến xem thực hư. Sáng thứ 7 mới đây, dẫu là ngày cuối tuần nhưng do các trường học, công sở phải đi học, làm việc bù để nghỉ Tết dương lịch nên tuyến xe đoạn Tây Sơn - Hà Đông vẫn rất đông. Lên xe tôi mới hiểu, chuyện quấy rối tình dục đâu có thể thực hiện dễ và cảm thấy nghi ngờ với thông tin được công bố. Ngoài những ghế có sẵn, đa số khách lên sau đều phải đứng chen chúc nhau. Người như nêm thì va chạm có thể xảy ra nhưng “quấy rối tình dục” là không dễ.
Theo một nữ sinh Trường Đại học Hà Nội hiện đang thuê trọ tại Vĩnh Hồ, người có thâm niên đi xe buýt 3 năm, nhưng chưa từng bị quấy rối tình dục. Còn chuyện va chạm khi lượng người đứng trên xe quá đông thì khó tránh khỏi. Còn Tuấn, sinh viên Đại học Điện lực chia sẻ: Quấy rối tình dục theo đúng nghĩa thường chỉ diễn ra ở nơi mà mọi người không thấy, không để ý, còn trên xe buýt trong một không gian chật chội làm sao có thể thực hiện? Mọi hành vi sàm sỡ sẽ bị hành khách phát hiện ngay.
Có nên?
Việc UBNDTP Hà Nội giao Sở GT- VT nghiên cứu thí điểm mô hình xe buýt dành riêng cho phụ nữ, trẻ em là việc làm thể hiện sự cầu thị trước những báo cáo khoa học được công bố. Vấn đề đặt ra, trong điều kiện hiện nay việc thí điểm đó có nên?
Dẫu chưa thể thống kê có bao nhiêu quốc gia áp dụng mô hình xe buýt dành riêng cho phụ nữ, song thực tế rất ít. Hầu hết các nước phát triển, đến các nước trong khu vực, những phương tiện vận tải công cộng như tàu điện ngầm, tàu trên cao, xe buýt đều chung cho mọi hành khách. Còn nếu xét dưới góc độ văn hóa, điều này càng đáng xem xét. Báo cáo nói rằng có đến 30% hành khách nữ đi xe buýt bị quấy rối tình dục, nhưng thực tế vừa qua chưa từng có vụ quấy rối nào nghiêm trọng đến mức báo động. Vậy, nếu chúng ta triển khai mô hình này, vô tình công bố với thế giới rằng Hà Nội, là nơi có nạn quấy rối tình dục khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng... khiến chính quyền buộc lòng phải mở các tuyến xe phục vụ riêng cho phụ nữ.
Đó còn chưa kể áp dụng mô hình này sẽ bất tiện, không khả thi. Ví như một cặp vợ chồng cho con nhỏ đi xe buýt về quê, đi chơi không lẽ chồng đi một xe, vợ đi một xe, chưa kể khó khăn trong chăm sóc con cái. Hay một tốp bạn cả nam và nữ cùng nhau đi học, đi chơi bằng xe buýt lại bị tách nữ một xe, nam đi một xe... Những quy định này vô hình chung khiến lượng người chọn xe buýt làm phương tiện đi lại sẽ ít đi. Hiện nay trung bình cứ 10 -15 phút là có một chuyến xe buýt. Nếu quy định nam đi một xe, nữ đi một xe thì chắc chắn công ty vận tải, kinh doanh nếu không tăng số lượng xe thì phải tăng tần suất xuống còn 5 phút/chuyến mới đáp ứng nhu cầu của hành khách. Câu hỏi đặt ra nguồn tài chính đâu để đầu tư?
Từ những điều mắt thấy, tai nghe khi tham gia giao thông bằng xe buýt và những phân tích trên, việc thí điểm mô hình xe buýt dành riêng cho phụ nữ có thể là cần thiết, song xét trên góc độ văn minh, uy tín quốc gia và hạ tầng giao thông lẫn tiềm lực kinh tế là chưa thể thực hiện.
Lãnh đạo Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội (Sở GT-VT Hà Nội) cho biết: UBND TP. Hà Nội đã có quyết định về chủ trương tổ chức xe buýt dành riêng cho phụ nữ có trẻ em đi cùng. Dự tính sẽ bắt đầu triển khai thí điểm từ ngày 5/1/2015. Tuy nhiên, sau khi trung tâm cùng với Tổng công ty vận tải Hà Nội (Transerco) tiến hành khảo sát và kiểm tra tình hình thực tế thấy cần phải đề xuất thành phố tạm dừng việc thí điểm xe buýt dành riêng cho phụ nữ và trẻ em. Vì qua khảo sát nhận thấy việc quấy rối tình dục không phổ biến, không phải là vấn nạn. Số liệu 30% bị quấy rối tình dục trên xe buýt được Tổ chức ActionAid Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường tại TP. Hà Nội và TP.HCM công bố. Tuy nhiên, đây là số người được hỏi chứ không phải số người đi xe buýt, nên không phản ánh đúng cục diện của vấn đề. |
T.Giang
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17