Đề xuất hình phạt “tử hình treo” trong Bộ luật hình sự

LĐTĐ -Bổ sung hướng quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân; áp tội tham nhũng với cả khu vực tư; duy trì án tử hình nhưng xem xét chế định hoãn thi hành án, “tử hình treo”… Đây là những nội dung mới được đề xuất đưa vào Bộ luật hình sự sửa đổi.

Ngày 15/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết việc thi hành Bộ luật Hình sự năm 1999 làm cơ sở sửa luật thời gian tới.

Hình sự hóa “tội” làm giàu phi pháp

 

Hội nghị trực tuyến với các địa phương được tổ chức tại Bộ Tư pháp.

Hội nghị trực tuyến với các địa phương được tổ chức tại Bộ Tư pháp.

Liên quan đến việc hình sự hóa đầy đủ các hành vi tham nhũng theo công ước LHQ về chống tham nhũng, Thứ trưởng Tư pháp Hoàng Thế Liên báo cáo, luật tố tụng hiện hành xác định chủ thể của hành vi tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội Việt Nam. Người có chức vụ quyền hạn ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các công ty 100% vốn nước ngoài, công ty cổ phần, HTX… không phải là chủ thể của tội này.

“Tuy nhiên, với tư cách là thành viên của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng, chúng ta phải hình sự hoá một số hành vi tham nhũng được nêu trong Công ước như: hối lộ trong khu vực tư; biển thủ tài sản trong khu vực tư; hối lộ công chức nước ngoài...” - ông Hoàng Thế Liên nói.

Trên thực tế ở Việt Nam đã xuất hiện trường hợp vì lợi ích của cơ quan, tổ chức hoặc địa phương mình mà cá nhân Việt Nam đã thực hiện hành vi đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, tổ chức phi chính phủ… nhưng hiện không có cơ sở pháp lý để xử lý hình sự đối với các đối tượng này về hành vi nhận hối lộ cũng như hành vi đưa hối lộ.

Trong định hướng sửa BLHS lần này, việc quy định các điều kiện miễn, giảm hình phạt với người có hành vi tham nhũng nhưng chủ động khai báo và khắc phục hậu quả cũng được cân nhắc.

“Cũng cần nghiên cứu khả năng hình sự hóa hành vi ‘làm giàu bất hợp pháp’ theo tinh thần Công ước”, Thứ tưởng Bộ Tư pháp cho biết.

Tham gia ý kiến về vấn đề này, Phó Viện trưởng VKSNDTC Trần Công Phàn phân tích, đây là câu chuyện bàn cãi nhiều lần. Qua những lần sửa Bộ luật Hình sự trước đây, từng có đề nghị đưa vào luật tội “nhận quà biếu có giá trị cao” nhưng chưa được.

Đồng ý với nhận định đã đến lúc phải tính căn cơ về vấn đề này nhưng ông Phàn cũng chỉ ra khó khăn, thách thức nằm ở việc phải đồng bộ chính sách, vì hiện chưa quản lý và làm rõ được giữa thu nhập bất chính và thu nhập chính đáng, thu nhập hợp pháp và không hợp pháp.

Nghiên cứu hình phạt “tử hình treo”

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Kiều Đình Thụ băn khoăn vì định hướng, quan điểm sửa luật Bộ Tư pháp đưa ra vẫn mới chỉ thiên về yếu tố “công” tức là lo cho cơ quan nhà nước, làm sao cho “thuận” cho cơ quan pháp luật trong cuộc đấu tranh với tội phạm chứ chưa toát lên tư tưởng làm lại luật như nào để dân không bị oan, để người dân có công cụ bảo vệ quyền lợi của mình.

Ông Thụ cho rằng, không có luật nào tác động đến người dân lớn như luật hình sự - lĩnh vực có thể gây hệ quả trực tiếp định đoạt mạng sống, đến việc trừng phạt, tước quyền tự do, quyền tài sản… của một con người nên việc sửa Bộ luật lần này phải đề cao cả 2 hướng tiếp cận, tạo cơ sở vững chắc cho cả cơ quan bảo vệ pháp luật lẫn cơ sở để người dân bảo vệ được mình.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham gia chỉ đạo hội nghị.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham gia chỉ đạo hội nghị.

Đồng tình với ý kiến này, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh một yêu cầu, việc sửa đổi BLHS nằm trong Kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp sửa đổi 2013. Do đó, bộ luật sửa đổi phải được xây dựng, hoàn thiện trên tinh thần của Hiến pháp mới, đặc biệt là phải bảo vệ có hiệu quả các quyền con người, quyền cơ bản công dân, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội; cần có cơ chế khuyến khích, động viên nhân dân tích cực tham gia phòng, chống tội phạm, tự bảo vệ mình và bảo vệ quyền lợi của người khác.

Khẳng định tư tưởng đề cao yếu tố nhân quyền, nhân đạo đặt ra trong lần sửa luật này, Thứ trưởng Bộ Tư pháp nêu một dẫn chứng, cơ quan soạn thảo dự kiến bổ sung các điều kiện áp dụng hình phạt tử hình nhằm hạn chế đến mức tối đa khả năng áp dụng hình phạt này. Hình phạt tử hình sẽ chỉ được áp dụng với một số ít trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng có tính chất dã man, tàn bạo xâm phạm tính mạng con người (như giết người man rợ, kèm cướp của, hiếp dâm...); đe dọa sự tồn vong của nhà nước (xâm phạm an ninh quốc gia…); đe dọa nghiêm trọng trật tự an toàn xã hội và sự phát triển giống nòi (ma túy); tội phạm mang tính toàn cầu, đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế (khủng bố, tham nhũng, chống loài người, chiến tranh…).

Khả năng áp dụng chế định hoãn thi hành án tử hình (tử hình treo) để giảm việc thi hành hình phạt tử hình trên thực tế cũng được nghiên cứu.

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Anh - Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ Công an) nêu quan điểm, việc duy trì hình phạt tử hình trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết, thể hiện chính sách hình sự của nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Nhiều nước phát triển vẫn tiếp tục duy trì quy định về hình phạt tử hình nhưng coi đó như một biện pháp tự vệ, chủ yếu chỉ áp dụng hình phạt chung thân trọn đời (chung thân không giảm án).

Cũng về vấn đề hình phạt, cơ quan soạn thảo cũng đã nghiên cứu giảm khả năng áp dụng hình phạt tù, đồng thời mở rộng phạm vi áp dụng các hình phạt không mang tính giam giữ như: phạt tiền, cải tạo không giam giữ.

Thứ trưởng Hoàng Thế Liên cho biết, tính nhân đạo trong chính sách hình sự được thể hiện trước hết ở việc giảm nhẹ các hình phạt có tính hà khắc đối với người phạm tội, giảm bớt hình phạt tù đối với người phạm tội. Theo đó, muốn giảm khả năng áp dụng hình phạt tù, thì cần sửa luật theo hướng quy định hình phạt tù chủ yếu áp dụng đối với các tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Đối với các tội phạm nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng thì chỉ nên áp dụng hình phạt này khi xét thấy nếu để người phạm tội ở ngoài xã hội sẽ còn gây hại cho xã hội. Các trường hợp còn lại sẽ xem xét áp dụng các hình phạt không phải là tước tự do.

Nguồn Dân trí

Nên xem

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

(LĐTĐ) Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang xét xử sơ thẩm "đại án" Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ, cựu lãnh đạo Bộ Công Thương cùng một số cán bộ ngân hàng. Vụ án đang tiếp tục phần xét hỏi, dự kiến kết thúc vào ngày 5/12/2024 và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong đó có vấn đề trách nhiệm của các ngân hàng liên quan.
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.

Tin khác

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Xem thêm
Phiên bản di động