Để người lao động mua được nhà ở xã hội: Cần quản lý chủ đầu tư
Ưu tiên cho vay hỗ trợ mua nhà ở xã hội | |
Gói 30.000 tỷ đồng hỗ trợ cho vay mua nhà: Đừng để “bắt tay” trục lợi |
Mặc dù chưa có thống kê cụ thể, song theo đánh giá của các chuyên gia, đến nay gói 30 ngàn tỷ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội đến với công nhân, lao động trực tiếp sản xuất tại các khu công nghiệp, công xưởng, nhà máy của cả nước chỉ đếm trên đầu ngón tay. Những người thuộc diện mua được đa số nằm ở nhóm người có thu nhập trung bình; làm trong các cơ quan, đơn vị. Trong khi, mục tiêu của gói hỗ trợ 30 ngàn tỷ đồng đề ra rất rõ ràng hỗ trợ mua nhà ở xã hội với người thu nhập thấp. Vì vậy, một quyết định dù rất nhân văn, song ở góc độ thực hiện vẫn chưa đạt như mong muốn dựa trên hai yếu tố: Tốc độ giải ngân và nhóm người thụ hưởng.
Nhà ở xã hội vẫn chưa đến được với NLĐ |
Vấn đề đặt ra, để người lao động được tiếp cận với nhà ở xã hội không chỉ ở gói hỗ trợ 30 ngàn tỷ đồng mà có thể còn có những nguồn tiền hỗ trợ khác nhằm đáp ứng nhu cầu về chỗ ở đối với người thu nhập thấp (công nhân, lao động…). Theo các chuyên gia, cách tốt nhất các cơ quan quản lý phải “quản” được các doanh nghiệp tham gia dự án nhà ở xã hội. Vì thực tế, thời gian qua đã phát sinh một số hiện tượng như không ít DN dùng chiêu bắt người mua phải “đặt cọc” để được mua nhà ở xã hội, hay xé nhỏ hợp đồng mua nhà thành nhiều gói nhỏ để đủ tiêu chuẩn được vay ưu đãi. Diện tích xây dựng thì khá to trung bình từ 50- 75 mét khiến người thu nhập thấp không thể tiếp cận. Vì vậy, cách duy nhất để người lao động có thể tiếp cận được với nhà ở xã hội, cơ quan quản lý nhà nước phải có các văn bản hướng dẫn, khuyến khích các DN tiến hành xây nhà ở xã hội có quy mô diện tích từ 30 -70 m2, với giá từ 250 triệu đến 800 triệu đồng/căn.
Kinh nghiệm từ tỉnh Bình Dương cho thấy, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây nhà ở xã hội, tỉnh này đã và đang tiến hành xây dựng 35 ngàn căn hộ nhà ở xã hội có diện tích từ 30- 50 mét, với giá từ 100 triệu đến 400 triệu đồng. Trong đó, các DN tuyệt đối không được nhận tiền đặt cọc hay bán qua sàn, qua tay để hưởng lợi hoặc xây căn hộ với diện tích quá lớn khiến người lao động không thể tiếp cận. Vì thế, rất nhiều người thu nhập thấp đã mua được nhà.
Hương Phạm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33