Để bảo vệ nguyên tác ca khúc
Tạm dừng lưu hành 5 ca khúc giai đoạn trước 1975 |
Trả lời báo Lao động Thủ đô, ông Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục NTBD khẳng định: “Cục NTBD không cấm, mà tạm dừng lưu hành các ca khúc đó để thẩm định lại”.
Trước đó, ngày 16/12/2016, Sở Văn hóa – Thể thao TP.HCM đã có công văn gửi tới Cục NTBD về việc xem xét lại nội dung một số ca khúc sáng tác trước năm 1975, kèm theo đó là danh mục một số bài hát đã có quyết định cho phép phổ biến. Sau đó, Hội đồng nghệ thuật Cục NTBD đã tiến hành tổ chức thẩm định lại và thống nhất tạm thời cho dừng lưu hành 5 ca khúc đã cấp phép phổ biến để xem xét, xác minh, thẩm định trên cơ sở đối chiếu với bản nhạc gốc, gồm: “Cánh thiệp đầu xuân” (tác giả Lê Dinh - Minh Kỳ), “Rừng xưa”, “Chuyện buồn ngày xuân” (Lam Phương), “Đừng gọi anh bằng chú” (Diên An), “Con đường xưa em đi” (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương).
Đặc biệt, ca khúc “Con đường xưa em đi” do cố nhạc sĩ Châu Kỳ - Hồ Đình Phương sáng tác là ca khúc từng rất phổ biến và được nhiều thế hệ người yêu nhạc thuộc lòng từng ca từ: “Con đường xưa em đi, vàng lên mái tóc thề, ngõ hồn dâng tái tê…” đã được nhiều ca sĩ như Chế Linh, Quang Lê, Lệ Quyên, Anh Thơ… thể hiện.
Ca khúc “Con đường xưa em đi” do cố nhạc sĩ Châu Kỳ - Hồ Đình Phương sáng tác tạm thời bị dừng lưu hành. |
Giải thích lý do ra quyết định tạm thời dừng lưu hành 5 ca khúc trên, ông Nguyễn Đăng Chương cho biế: “Cục quyết định tạm dừng lưu hành 5 ca khúc này bởi hai lý do như sau. Thứ nhất, chúng tôi đã rà soát lại các ca khúc sáng tác trước năm 1975 và thấy 5 bài hát trên dù đã được cấp phép lưu hành trước đó nhưng có lời không đúng với bản gốc (như bài “Con đường xưa em đi” – PV). Hay nói cách khác là lời bài hát đã bị sửa. Thứ hai, là có những tác phẩm không đúng tác giả (như bài hát “Đừng gọi anh bằng chú” –PV). Cho nên chúng tôi phải tạm dừng lưu hành để xác minh cho chuẩn thì mới cấp phép trở lại”.
Theo thông tin từ Cục NTBD, sau hơn 40 năm đất nước thống nhất, hơn 2.500 bài hát của các tác giả sáng tác trước năm 1975 và của người Việt Nam định cư tại nước ngoài đã được cấp phép phổ biến, trong đó có 5 bài hát trên. Tuy nhiên, nhiều bài hát do thất lạc bản nhạc gốc, các đơn vị đề nghị xin cấp phép sử dụng đều ký âm lại và cam kết tính chính xác của tác phẩm, việc làm này dẫn đến nhiều tên tác giả/bút danh và ca từ có sự khác nhau trên cùng một tác phẩm âm nhạc. Ví dụ như, bài “Con đường xưa em đi” có bản viết “chiến trường anh bước đi”, có bản lại viết “lối mòn anh bước đi”. Một số ca sĩ hát “Nơi đây phiên gác canh dài, e ấp đôi lời mình còn nhớ thương hoài”. Người khác lại hát “nơi đây thao thức canh dài”. Bên cạnh đó, một số ca khúc trước 1975 bị chú thích sai tên tác giả, như bài hát “Đừng gọi anh bằng chú” thường được chú thích là sáng tác của Diên An.
“Việc tiếp tục lưu hành các ca khúc sai lời, sai tên tác giả sẽ ảnh hưởng đến quyền tác giả và quyền khác liên quan. Sau khi Cục NTBD xác định đúng bài hát gốc và đúng tác giả thì sẽ cấp phép lưu hành trở lại” – ông Chương cho biết thêm.
Cũng theo ông Chương, trong thời gian tới, cơ quan quản lý sẽ tiếp tục tiến hành thẩm định, rà soát, so sánh, đối chiếu những bài hát đã cấp phép sử dụng với những bản nhạc gốc do các đơn vị, cá nhân cung cấp nhằm bảo vệ nguyên tác của các ca khúc. Qua đó, quản lý chặt chẽ chất lượng nội dung các bài hát, việc hoạt động sản xuất chương trình bản ghi âm, ghi hình và tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật.
Dưới góc độ chuyên môn, nhạc sĩ Hồ Hoài Anh cho biết: “Theo tôi, Cục NTBD đã có những cân nhắc và lộ trình nhất định trong việc tạm dừng lưu hành những ca khúc trên”.
Được biết, đây không phải lần đầu tiên Cục NTBD tạm dừng phổ biến hoặc rút giấy phép biểu diễn của các bài hát trước 1975. Ca khúc “Tàu đêm năm cũ” (Trúc Phương) từng được cấp phép nhưng sau đó bị thu hồi. Đến nay, bài hát vẫn không có trong danh mục các bài hát được phép lưu hành của Cục. Một số tác phẩm như “Ly rượu mừng” (Phạm Đình Chương), “Ai biểu anh làm thinh” (Trầm Tử Thiêng), “Còn chút gì để nhớ” (Phạm Duy, thơ: Vũ Hữu Định), “Nếu hai đứa mình” (Anh Bằng - Lê Dinh)... đã được cấp phép trở lại sau một thời gian vắng bóng trên sân khấu.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40