Dạy học trực tuyến: Nỗ lực từ những địa phương vùng khó
Đảm bảo an toàn cho các lớp học trực tuyến | |
Sẽ khảo sát tình hình dạy học từ xa | |
Bộ GD&ĐT yêu cầu tăng cường đảm bảo an toàn các lớp học trực tuyến |
Mới đây, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Hữu Độ đã chủ trì họp trực tuyến với 19 Sở GD&ĐT thuộc các vùng khó khăn về việc triển khai hoạt động dạy học từ xa qua internet và truyền hình, đồng thời chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng khi học sinh đi học trở lại.
Nỗ lực vượt khó
Tại tỉnh Điện Biên, đến nay đã có khoảng 73% học sinh bậc trung học phổ thông được học từ xa qua internet, trên truyền hình hoặc giao bài tập trực tiếp. Theo ông Cù Huy Hoàn (Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Điện Biên), đây là nỗ lực rất lớn bởi Điện Biên là tỉnh miền núi với 40% hộ nghèo, rất nhiều bản làng vùng sâu, vùng xa chưa có mạng internet, sóng điện thoại tới nơi.
Để triển khai được việc dạy học từ xa, ngành Giáo dục Điện Biên đã tổ chức rà soát tới từng học sinh để nắm được khả năng tiếp cận việc học của các em. Với những trường hợp học sinh không thể học qua internet hay trên truyền hình, các trường học sẽ phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để chuyển tải nội dung, phát phiếu học tập trực tiếp đến các em.
Ngành Giáo dục đẩy mạnh triển khai việc dạy và học trực tuyến. (Ảnh: P.N) |
Với đặc thù một tỉnh với trên 2.000 cơ sở giáo dục, 11 huyện miền núi, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã có rất nhiều giải pháp để triển khai dạy học từ xa đạt hiệu quả. Ông Hoàng Văn Thi (Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa) cho biết, ngay từ cuối tháng 2, đầu tháng 3, ngành Giáo dục tỉnh đã triển khai việc ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh qua hình thức trực tuyến.
Đối với việc dạy học qua truyền hình, ngay sau khi có hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập nhóm giáo viên, tổ chức bài giảng và cho 2 khối lớp 9 và 12 trên Đài Truyền hình Thanh Hóa. Đối với các khối khác, ở những nơi có điều kiện, ngành Giáo dục triển khai dạy học trực tuyến, phối hợp với phụ huynh tăng cường quản lý hỗ trợ học sinh tự học, kể cả bậc mầm non cũng có hướng dẫn cho phụ huynh cách chăm sóc trẻ.
Là tỉnh có nhiều địa bàn khó khăn, song thời điểm này 100% các trường học thuộc tỉnh Quảng Nam đã triển khai dạy học trực tuyến. Tuy nhiên, theo ông Hà Thanh Quốc (Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam), tùy vào vùng miền mà việc học trực tuyến đạt hiệu quả khác nhau. Tại các địa bàn thuận lợi, số học sinh tham gia học trực tuyến bình quân đạt trên 80%.
Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam cho rằng, học trực tuyến hiệu quả ở mức độ nào là do nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh. Những nơi nào Ban Giám hiệu nhà trường, giáo viên phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, phụ huynh lo việc học cho con, nơi đó sẽ hiệu quả.
Tại tỉnh Đắk Lắk, ngay từ đầu mùa dịch, ngành Giáo dục địa phương đã triển khai dạy học qua internet; từ ngày 1/4 triển khai dạy qua truyền hình với 3 môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh. Ông Phạm Đăng Khoa (Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk) cho biết, ở Đắk Lắk có nhiều học sinh sinh sống ở vùng sâu, vùng xa nên ngoài dạy học qua internet, trên truyền hình, các giáo viên còn đến tận nơi giao bài trực tiếp cho học sinh, nhất là với cấp tiểu học.
“Các giáo viên rất nỗ lực, tinh thần trách nhiệm rất cao. Ngoài ra còn có sự phối hợp của cán bộ đoàn, phụ huynh để hỗ trợ học sinh học tập trong thời gian ở nhà. Tuy nhiên, Đắk Lắk đang vào mùa phát nương làm rẫy, các em học sinh phải tham gia lao động cùng gia đình, do đó việc triển khai học từ xa gặp không ít khó khăn” - Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk chia sẻ.
Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk đề nghị, Bộ GD&ĐT tiếp tục có những hỗ trợ địa phương về hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống học liệu, nhất là các bài giảng mới để triển khai dạy học qua internet, trên truyền hình. Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk, thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk mới triển khai giai đoạn 1 dạy học trên truyền hình, giai đoạn 2 sẽ mở rộng dạy thêm các môn thi trung học phổ thông quốc gia đối với lớp 12 và 3 môn đối với lớp 9. Vì vậy, rất cần Bộ hỗ trợ bài giảng để địa phương thuận lợi trong thực hiện.
5 yếu tố quyết định thành công trong dạy học trực tuyến
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đánh giá cao nỗ lực của các địa phương, đặc biệt trong triển khai dạy học qua internet, trên truyền hình đáp ứng mục tiêu “tạm dừng đến trường, không dừng học”.
“Các địa phương, nhất là địa phương khó khăn đã thể hiện quyết tâm rất lớn, tiếp cận nhanh với yêu cầu mới. 70 - 80% học sinh bậc trung học phổ thông ở các địa phương khó khăn được học trực tuyến, học qua truyền hình là con số cho thấy nỗ lực lớn của các địa phương, cơ sở giáo dục, giáo viên và học sinh”- Thứ trưởng Bộ GD&ĐT khẳng định.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, có 5 yếu tố quyết định thành công trong dạy học trực tuyến. Trong đó trước hết là cơ sở hạ tầng, từ máy tính, phần mềm đến đường truyền. Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT đã làm việc với các doanh nghiệp, tập đoàn viễn thông để có hỗ trợ địa phương.
Các địa phương cần rà soát, phân loại học sinh để đưa ra những phương án dạy và học phù hợp, học sinh nào được học trực tuyến đều đặn, chưa đều hoặc chưa được học thì phải có phương án án dạy bù khi các em quay lại trường học.
Yếu tố thứ hai là công tác quản lý chỉ đạo. Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, sự quyết liệt trong quản lý, theo dõi, động viên, ghi nhận trong thời điểm khó khăn sẽ tạo động lực cho học sinh, giáo viên. Lãnh đạo Sở GD&ĐT và hiệu trưởng nào tâm huyết sẽ triển khai thành công. “Hiệu trưởng cần quán triệt đây là nhiệm vụ để không có tâm lý vì nghỉ dạy mà làm việc với tinh thần không cao” - Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh.
Đội ngũ giáo viên là yếu tố quan trọng thứ ba trong triển khai dạy học trực tuyến. Để nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề nghị các địa phương tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. Bộ GD&ĐT sẵn sàng giới thiệu và hỗ trợ đội ngũ chuyên gia để bồi dường trực tuyến cho giáo viên các địa phương.
Có hạ tầng tốt, người quản lý quyết liệt, giáo viên chất lượng, tâm huyết nhưng học sinh thiếu động lực học tập, phụ huynh thiếu sự chia sẻ, hỗ trợ thì quá trình triển khai dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình không thể thành công. Đây cũng hai yếu tố cuối cùng được Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề cập.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, học sinh phải có ý thức tự học, nhất là các em cuối cấp; phụ huynh học sinh cần động viên, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các em học tập.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20