Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Cần dự án có khả năng chuyển giao công nghệ
Nói không với chuyển giao công nghệ cũ, lạc hậu | |
Khánh thành Trung tâm chuyển giao công nghệ cao Hòa Lạc |
Cụ thể, từ đầu năm đến ngày 20/9/2017, đã có 1.844 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 14,6 tỷ USD. Bên cạnh đó, có 878 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 6,8 tỷ USD, nâng tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 9 tháng đầu năm 2017 lên 21,3 tỷ USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm 2016.
Thanh Hóa vươn lên thành tỉnh thu hút đầu tư nhiều nhất nước. Ảnh: thanhoa.vn |
Cạnh đó, 9 tháng đầu năm 2017 đã có hơn 3.700 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 4,2 tỷ USD. Như vậy, tính chung tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới, cấp vốn bổ sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần 9 tháng đạt 25,5 tỷ USD, tăng 34,3% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 9 tháng ước tính đạt 12,5 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2016.
Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí thu hút FDI lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 5,4 tỷ USD, chiếm 36,8% tổng vốn đăng ký cấp mới; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 5,3 tỷ USD, chiếm 36,5%; các ngành còn lại đạt 3,9 tỷ USD, chiếm 26,7%. Trong số các địa phương có dự án FDI được cấp phép mới, Thanh Hóa có số vốn đăng ký lớn nhất với 3,14 tỷ USD, chiếm 21,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Nam Định 2,1 tỷ USD; Kiên Giang 1,3 tỷ USD; Bình Dương 1,1 tỷ USD... Nhật Bản vẫn là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với 4,9 tỷ USD, chiếm 33,7% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc...
Theo các chuyên gia, vốn đầu tư nước ngoài đầu tư ngày càng nhiều vào Việt Nam điều này chứng tỏ môi trường đầu tư của đất nước ngày càng thông thoáng, các nhà đầu tư ngày càng tin tưởng vào môi trường kinh doanh của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui, xung quanh việc thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài cũng đặt ra một số vấn đề. Một trong những mục đích thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài không chỉ tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động mà quan trọng hơn “tranh thủ” thời cơ để các tập đoàn lớn thế giới chuyển giao công nghệ.
Đồng thời, đưa các công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến vào sản xuất để giảm thiểu ô nhiễm môi sinh. Vì thế, các chuyên gia cho rằng, nếu chỉ hoanh nghênh các nhà đầu tư đến mở nhà máy lắp ráp gia công, hay sản xuất mà không lựa chọn được những doanh nghiệp có công nghệ cao, công nghệ nguồn… thì vô hình trung chỉ tốn kém đất đai. Vì khi nhà đầu tư vào đã được hưởng rất nhiều ưu đãi về chính sách thuế…
H.Phạm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tin khác
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Tài chính 23/12/2024 11:37
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?
Tài chính 19/12/2024 16:33
Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng
Tài chính 19/12/2024 11:42
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: Cầu nối đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của thị trường bảo hiểm
Tài chính 19/12/2024 09:36
100% Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thành lập Ban chỉ đạo Tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 19/12/2024 08:55