Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Cần dự án có khả năng chuyển giao công nghệ

18:09 | 03/10/2017
Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, 9 tháng đầu năm, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 25,5 tỷ USD, tăng 34,3% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy, nền kinh tế đang phát triển tích cực và các nhà đầu tư nước ngoài vẫn lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư.
dau tu truc tiep nuoc ngoai can du an co kha nang chuyen giao cong nghe Nói không với chuyển giao công nghệ cũ, lạc hậu
dau tu truc tiep nuoc ngoai can du an co kha nang chuyen giao cong nghe Khánh thành Trung tâm chuyển giao công nghệ cao Hòa Lạc

Cụ thể, từ đầu năm đến ngày 20/9/2017, đã có 1.844 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 14,6 tỷ USD. Bên cạnh đó, có 878 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 6,8 tỷ USD, nâng tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 9 tháng đầu năm 2017 lên 21,3 tỷ USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm 2016.

dau tu truc tiep nuoc ngoai can du an co kha nang chuyen giao cong nghe
Thanh Hóa vươn lên thành tỉnh thu hút đầu tư nhiều nhất nước. Ảnh: thanhoa.vn

Cạnh đó, 9 tháng đầu năm 2017 đã có hơn 3.700 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 4,2 tỷ USD. Như vậy, tính chung tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới, cấp vốn bổ sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần 9 tháng đạt 25,5 tỷ USD, tăng 34,3% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 9 tháng ước tính đạt 12,5 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2016.

Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí thu hút FDI lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 5,4 tỷ USD, chiếm 36,8% tổng vốn đăng ký cấp mới; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 5,3 tỷ USD, chiếm 36,5%; các ngành còn lại đạt 3,9 tỷ USD, chiếm 26,7%. Trong số các địa phương có dự án FDI được cấp phép mới, Thanh Hóa có số vốn đăng ký lớn nhất với 3,14 tỷ USD, chiếm 21,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Nam Định 2,1 tỷ USD; Kiên Giang 1,3 tỷ USD; Bình Dương 1,1 tỷ USD... Nhật Bản vẫn là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với 4,9 tỷ USD, chiếm 33,7% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc...

Theo các chuyên gia, vốn đầu tư nước ngoài đầu tư ngày càng nhiều vào Việt Nam điều này chứng tỏ môi trường đầu tư của đất nước ngày càng thông thoáng, các nhà đầu tư ngày càng tin tưởng vào môi trường kinh doanh của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui, xung quanh việc thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài cũng đặt ra một số vấn đề. Một trong những mục đích thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài không chỉ tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động mà quan trọng hơn “tranh thủ” thời cơ để các tập đoàn lớn thế giới chuyển giao công nghệ.

Đồng thời, đưa các công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến vào sản xuất để giảm thiểu ô nhiễm môi sinh. Vì thế, các chuyên gia cho rằng, nếu chỉ hoanh nghênh các nhà đầu tư đến mở nhà máy lắp ráp gia công, hay sản xuất mà không lựa chọn được những doanh nghiệp có công nghệ cao, công nghệ nguồn… thì vô hình trung chỉ tốn kém đất đai. Vì khi nhà đầu tư vào đã được hưởng rất nhiều ưu đãi về chính sách thuế…

H.Phạm

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này