Đầu tư hợp lý để tạo sự công bằng
Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV: Sẽ bầu Chủ tịch nước và thông qua 9 dự án luật | |
Phân công chuẩn bị nội dung Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV |
Phân bổ nguồn vốn đầu tư cần đúng và trúng
Theo ghi nhận PV tại phiên thảo luận ở tổ, bên cạnh việc tán thành với báo cáo của Chính phủ, một số đại biểu cho rằng, để nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững; để mọi người dân được thụ hưởng thành quả của sự phát triển kinh tế một cách công bằng vấn đề đặt ra phải phân bổ nguồn lực đầu tư một cách có trọng điểm và hợp lý, tránh cho được đầu tư dàn trải.
Toàn cảnh Phiên họp Tổ của đoàn ĐBQH Hà Nội sáng 24/10 |
Với quan điểm này, đại biểu (ĐB) Trần Thị Quốc Khánh cho rằng, đầu tư dàn trải, đầu tư thiếu trọng tâm, trọng điểm hoặc chưa đúng thời điểm cũng là một trong những nguyên nhân gây bức xúc trong nhân dân. Điển hình, trong khi một số địa phương, công năng sử dụng các nhà hát, nhà văn hóa chưa hết, trong khi lại vẫn tiến hành xây dựng nhà hát. Cùng chung quan điểm này, một số ĐB cho rằng, nên tập trung nguồn lực để phát triển hệ thống y tế, giáo dục, kết cấu hạ tầng và bảo đảm chủ quyền lãnh thổ hơn là đầu tư dàn trải.
Còn ĐB Nguyễn Văn Được- đoàn Hà Nội (Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam) thì băn khoăn vấn nạn thất thoát, lãng phí, tham nhũng. Ông nói, nhìn một cách cơ bản những kết quả về kinh tế- xã hội- an ninh- quốc phòng thời gian qua mà chúng ta thu được là hết sức khả quan, song vẫn còn đó nhiều vấn đề phải giải quyết.
Theo chương trình, hôm nay (25/10) Quốc hội sẽ thông qua danh sách 48 người được lấy phiếu tín nhiệm bằng hệ thống biểu quyết điện tử. Vì chức danh Chủ tịch nước và Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông mới được Quốc hội bầu nên không thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm lần này. |
Ông nói: “Tôi đề nghị chúng ta tiếp tục đẩy mạnh công cuộc phòng chống tham nhũng, thất thoát hơn nữa. Đơn cử, như lĩnh vực giao thông, phải công nhận hiện nay hạ tầng giao thông rất tốt, song đâu đó vẫn còn những bức xúc về chất lượng. Chất lượng kém cũng một phần tại bởi dự án bị xé nhỏ, công trình thắng thầu xong lại chia năm, xẻ bảy...”. ĐB Được thẳng thắn so sánh, tôi biết có người “thấp” hơn tôi (ý nói về chức vụ và tuổi tác- PV), song họ có cả biệt thự, thậm chí biệt phủ. “Vậy tiền lấy đâu ra?.
Cũng liên quan đến việc phân bổ nguồn lực đầu tư, ĐB Nguyễn Quốc Tuấn (Giám đốc Bệnh viện tim Hà Nội) nêu vấn đề khiến chúng ta phải nghĩ suy: Những năm qua trong chính sách của Đảng và Nhà nước đều rất quan tâm đến bà con vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu sổ. Tuy nhiên, theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc thì hiện đời sống bà con đang gặp rất nhiều khó khăn.
“Chúng ta có thấy đau lòng không khi tiền in sách giáo khoa theo các đại biểu nêu ra mỗi năm lãng phí cả nghìn tỷ đồng, trong khi vẫn còn khoảng 24% đồng bào miền núi thuộc diện nghèo. Trong khi báo cáo nêu có đến 93% dân số miền núi được phủ bảo hiểm y tế, thuộc diện cao nhất nước nhưng thụ bảo hiểm y tế lại kém nhất nước. Và có đến 8% trẻ em dưới 14 tuổi bị mù chữ”- ĐB Tuấn nhấn mạnh. Bởi thế, theo ĐB Tuấn mấu chốt là chúng ta nhìn nhận vấn đề một cách khoa học, thấu đáo để phân bổ nguồn lực đầu tư một cách hợp lý.
Làm ra nhiều của cải, phải được hưởng tương xứng
Trên góc độ giai cấp công nhân, người lao động, ĐB Ngọ Duy Hiểu (Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) nêu lên vấn đề, giai cấp công nhân là giai cấp làm ra của cải cho đất nước, là giai cấp tiên phong cách mạng, tuy nhiên hiện tại trình độ, tay nghề còn hạn chế, thu nhập còn thấp dẫn đến đời sống khó khăn. Chính vì thế, thời gian qua, một số thế lực xấu đã lợi dụng điểm yếu này hòng lôi kéo công nhân, lao động vào những vụ gây rối.
ĐB Hiểu nêu dẫn chứng, thời gian qua xảy ra nhiều vụ việc, đặc biệt là gần đây có nhiều nơi công nhân nghe theo lời xúi dục của các đối tượng xấu rồi đi biểu tình, đập phá. Điều đáng nói, khi xuống hỏi những người đi biểu tình vì sao họ lại đi biểu tình? Họ trả lời rằng thấy người ta đi thì mình cũng đi chứ không có bức xúc gì cả. Song khi tìm hiểu sâu hơn đời sống của họ mới thấy họ đang phải làm việc với một mức lương không tương xứng, đời sống của công nhân còn nhiều gánh nặng.
“Công nhân đang là lực lượng lớn trong xã hội nhưng đời sống của đại đa số bộ phận này đang ở mức rất thấp. Để có thể đủ sống, công nhân phải đi tăng ca, làm thêm... Trong điều kiện đó, áp lực về cuộc sống, tinh thần thường ngày cũng khiến anh chị em công nhân vốn đã có nhiều bức xúc dồn nén. Đáng nói hơn, nhiều tỉnh thành hằng năm ngân sách lớn rồi họ tự hào là tạo ra các quỹ này quỹ kia nhưng cái quỹ cần nhất là hỗ trợ cho công nhân thì lại chưa có”- ĐB Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.
Bởi thế, ĐB Hiểu đề nghị, Đảng, Nhà nước cần tiếp tục quan tâm đến đời sống công nhân trên góc độ trình độ, chuyên môn, nhận thức chính trị, việc làm, thu nhập, nhà ở và bảo hiểm xã hội…
Phát biểu tại phiên thảo luận sáng qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay, bên cạnh việc phát triển kinh tế, chúng ta phải tiến hành mạnh mẽ chống tham nhũng, tiêu cực, chống lợi ích nhóm cần đặt ra ở các cấp, các ngành. Nguyên tắc khi thảo luận về Luật Phòng chống tham nhũng là tôn trọng quyền con người, tài sản công dân. Quan điểm trong công cuộc này là phải làm nghiêm túc, nếu không tốt gây ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân.Trong báo cáo của Thủ tướng trình bày trước Quốc hội nhấn mạnh, ý chí dân tộc mạnh mẽ hơn, khát vọng phát triển tốt hơn. Người Việt Nam thông minh nhanh nhẹn, nhận thức tốt cần hợp tác, có ý chí, quyết tâm trong công việc, không bỏ lưng chừng. Vì vậy, mỗi người dân, mỗi tổ chức, đặc biệt người có trách nhiệm phải có khát vọng trong phát triển, có nguồn cảm hứng mạnh mẽ trong phát triển mới có thể đưa đất nước tiến lên. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, tinh thần phải dựa vào dân, phục vụ nhân dân, giải quyết tâm tư nguyện vọng cho dân. Tình trạng người dân vẫn còn khiếu nại là vì ít khi chủ tịch xã, huyện tiếp dân lắm hoặc tiếp không đến nơi đến chốn, không có trách nhiệm với nhân dân. Đối thoại là kênh rất quan trọng để dân thấy được nguyện vọng của mình được lắng nghe. Dân tộc Việt Nam với 100 triệu dân phải làm sao chung một ý chí quyết tâm thì sẽ có chuyển biến rất mạnh mẽ. Nếu phát động được quần chúng, giám sát, thúc đẩy thì nhiều việc tốt sẽ được làm mà không tốn kém tiền bạc. |
Hương Phạm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông
Sự kiện 19/12/2024 16:30
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Sự kiện 19/12/2024 15:20
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Sự kiện 18/12/2024 13:20
Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
Sự kiện 17/12/2024 13:45
Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân
Sự kiện 17/12/2024 11:50
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng về an sinh xã hội
Sự kiện 17/12/2024 09:41
Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em
Sự kiện 15/12/2024 22:32