Dấu hiệu đáng tin cậy về việc trẻ sẽ phát triển ngôn ngữ như thế nào
Cách giáo dục của cha mẹ ảnh hưởng thế nào đến tương lai của trẻ? | |
Đừng kỳ vọng vào con quá cao |
Nhiều bậc phụ huynh tin rằng, những từ đầu tiên của con họ là cột mốc quan trọng nhất trong việc học nói. Tuy nhiên, nghiên cứu từ Đại học Manchester cho thấy rằng, các hành vi đơn giản – chẳng hạn như cầm các đồ vật để khoe hoặc chia sẻ - mới là cộc mốc quan trọng, và việc tìm hiểu ý nghĩa của các hành vi đó sẽ giúp cha mẹ thật sự trở thành “người thì thầm của bé”.
Giáo sư Elena Lieven - Giám đốc Trung tâm quốc tế về phát triển giao tiếp và ngôn ngữ ESRC (LuCiD) tại các Đại học Manchester, Liverpool và Lancaster cho biết “nghiên cứu đã chứng minh rằng trẻ sơ sinh có thể giao tiếp nhiều hơn và ở độ tuổi sớm hơn so với nhiều người trong chúng ta vẫn nghĩ. Bằng cách hiểu những hành vi này sớm, cha mẹ có một cơ hội tuyệt vời để giúp hỗ trợ sự phát triển ngôn ngữ sau này của con mình. Hiểu được những cử chỉ của các con có thể cũng quan trọng như hiểu được những ngôn ngữ ban đầu của trẻ”.
Con người là loài duy nhất sử dụng phương thức giao tiếp để chia sẻ sự chú ý với người khác. Chia sẻ sự chú ý, bao gồm việc một người tập trung sự chú ý vào cá nhân khác, chẳng hạn như dõi theo ánh mắt của họ hoặc chỉ cho họ một đồ vật nào đó. Cách thức phát triển của kỹ năng này hết sức quan trọng đối với việc hiểu được sự nhận thức và ngôn ngữ của con người, và đó là một câu hỏi quan trọng đối với các nhà khoa học. Việc chia sẻ sự chú ý bắt đầu từ trước khi hình thành các giao tiếp khác, bao gồm cả nói chuyện. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ngôn ngữ, nhưng thường không được cha mẹ hay người chăm sóc trẻ nhận ra ra hoặc bị bỏ qua, ngay cả khi đó là những người có kinh nghiệm trong việc này.
Cho đến nay, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc trẻ sơ sinh sử dụng ngón tay trỏ để chỉ, một hình thức giao tiếp thường xuất hiện vào khoảng tháng thứ 10 đến 12. Tuy nhiên, tiến sĩ Cameron – Faulkner và các đồng nghiệp là Laura Boundy và giáo sư Anna Theakston đã chuyển hướng tập trung vào những hành vi thậm chí còn có trước cả ngôn ngữ. Nghiên cứu của họ dựa trên việc phân tích các tương tác giữa trẻ em và người chăm sóc trẻ.
Các nhà nghiên cứu đã quay video lại quá trình chăm sóc và 24 bé trai và gái 10 tháng tuổi giao tiếp bằng việc lựa chọn các đồ chơi. Mục đích của việc này này là để xác đinh các hành vi “cho xem” và “đưa cho”, và xác định các “vi hành vi” – các dấu hiệu nhỏ về các hành vi có thể ám hiệu về những gì trẻ đang cố gắng nói với chúng ta trước khi chúng có thể nói được. Sau đó, họ đã phân tích phản ứng của cha mẹ/người chăm sóc đối với những hành vi này. Những em bé này đã được theo dõi cho đến khi 12 tháng tuổi.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, các hành vi “cho xem và đưa cho” là những yếu tố dự báo mạnh mẽ về cách trẻ thường sử dụng sau này. Nghiên cứu của họ cũng nhấn mạnh rằng, hầu hết phụ huynh thường bối rối bởi những ý định đằng sau các hành vi này của trẻ, mặc dù chúng rất phổ biến. Làm thể nào để những người chăm sóc trẻ phản ứng lại với các hành vi này, đặc biệt là khi họ tham gia vào sự tương tác giàu ngôn ngữ này của trẻ? Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của việc cha mẹ khai phá được những cử chỉ ban đầu này của trẻ.
Giáo sư Lieven cho biết “những già các nhà nghiên cứu thấy rằng, việc nói chuyện với trẻ về những thứ mà chúng quan tâm sẽ giúp cho việc phát triển ngôn ngữ của các con. Khả năng chia sẻ và chú ý trực tiếp là một cơ sở quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ điển hình, và các nhà nghiên cứu khác đã phát hiện rằng cá khả năng này thường bị suy yếu ở những trẻ tự kỷ. Phát hiện này đưa ra những hướng dẫn hữu ích đối với cả các nhà khoa học và những người chăm sóc trẻ, trong việc xác định những nỗ lực giao tiếp từ sớm của trẻ, và làm nổi bật sự cần thiết phải nghiên cứu nhiều hơn nữa về các hành vi tiền ngôn ngữ này.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Xã hội 05/11/2024 06:30
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm
Cộng đồng 01/11/2024 14:54
Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween
Xã hội 31/10/2024 06:37
Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh
Cộng đồng 30/10/2024 19:37
Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa
Cộng đồng 28/10/2024 10:41
Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo
Xã hội 26/10/2024 10:54
Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Cộng đồng 26/10/2024 10:53
Tin bão mới nhất: Bão số 6 quần thảo Biển Đông gây mưa lớn ở khu vực miền Trung
Cộng đồng 26/10/2024 09:32
Nâng cao kiến thức pháp luật về an sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số
Cộng đồng 25/10/2024 20:29