Dấu ấn hạ tầng kết nối đô thị miền Trung

Hạ tầng được xem như huyết mạch xóa nhòa danh giới địa lý, kết nối các đô thị tạo mối liên hoàn trong phát triển, kích thích và hỗ trợ các địa phương miền Trung cùng phát triển.
dau an ha tang ket noi do thi mien trung Viettel cung cấp hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin cho Tuần lễ Cấp cao APEC 2017
dau an ha tang ket noi do thi mien trung Sẽ có đường kết nối đô thị vệ tinh Sóc Sơn với trung tâm TP

Từ hàng không…

Nằm ở vị trí trung lộ của cả nước, miền Trung hội tụ đầy đủ các loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường hàng không... Nếu như đường sắt chỉ đơn thuần là vận chuyển hành khách và hàng hóa, thì hàng không và đường bộ là hai loại hình đặc biệt quan trọng, tạo nên sức hút cho miền Trung đối với các nhà đầu tư.

Vì vậy, bên cạnh những sân bay kết nối đã được nâng cấp, mở rộng, như các sân bay Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Bài, thì các sân bay khác cũng đang lên kế hoạch xây dựng thành trung tâm vận chuyển của quốc gia, khu vực, như Phù Cát, Tuy Hòa, Đồng Hới, thậm chí, có những sân bay được quy hoạch tầm quốc tế về đào tạo phi công, bảo dưỡng máy bay, logistics... như Chu Lai (Quảng Nam).

dau an ha tang ket noi do thi mien trung
Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng tạo lợi thế rất lớn để đô thị Đà Nẵng phát triển.

Lẽ dĩ nhiên, khi quy hoạch xây dựng các sân bay này, lãnh đạo địa phương, các bộ, ngành Trung ương đã có định hướng phát triển rõ ràng.

Ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho rằng, cần kíp phải mở rộng Sân bay Phù Cát để kết nối các đô thị trong nước, quốc tế và tạo lập các tuyến bay quốc tế đến các quốc gia trên thế giới vì những năm qua, nhà đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu... đến Bình Định tìm hiểu cơ hội đầu tư rất nhiều.

Trong khi đó, ông Huỳnh Tấn Việt, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên nhận nhận, Phú Yên hội tụ đầy đủ các loại hình giao thông, nhưng hướng theo loại hình nào cũng khó. Gần đây, đường bộ đã khai thông phía Nam với việc thông hầm Đèo Cả, phía Bắc còn trắc trở do hầm đèo Cù Mông đang được xây dựng. Với hàng không, hiện nay, các hướng tuyến bay từ TP.HCM và Hà Nội đến Phú Yên không đều đặn, khiến địa phương bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư...

Hay như Sân bay Chu Lai, Khu kinh tế mở Chu Lai đang là điểm đến rất hấp dẫn với các nhà đầu tư khi ở đây đã và đang hiện diện trung tâm công nghiệp ô tô và sắp đến là siêu dự án điện khí... “Các dự án này sẽ tạo nên nhu cầu đi lại, lượng hàng hóa trung chuyển rất lớn... Sân bay Chu Lai cần sớm được nâng cấp, mở rộng thành sân bay khu vực và quốc tế”, ông Đỗ Xuân Diện, Trưởng ban Quản lý Khu Kinh tế mở Chu Lai nói.

Gần đây, khi làm việc với các địa phương về dự án sân bay, ông Trương Quang Nghĩa, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải cho biết, nhu cầu của địa phương là rất lớn, nhưng kinh phí đầu tư có hạn, nên việc huy động xã hội hóa đầu tư hạ tầng giao thông là cần thiết. Do vậy, khuyến khích các địa phương kêu gọi thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.

… đến những chiếc cầu và hệ thống đường bộ

Điểm nhấn quan trọng đối với đô thị Đà Nẵng là những cây cầu. Khởi đầu là cầu Sông Hàn được xây dựng dựa vào đóng góp của nhân dân. Sau đó, với chiến lược mở rộng không gian đô thị sang phía Đông, Đà Nẵng đã dồn sức đầu tư hàng loạt cây cầu như cầu Thuận Phước, cầu Tuyên Sơn, cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý… Những chiếc cầu này không chỉ mở toang cánh cửa phát triển đô thị Đà Nẵng, mà còn tạo nên kiến trúc đô thị độc đáo cho Đà Nẵng.

Ở miền Trung, đa số các thành phố dựa vào địa thế ven sông, như Quảng Ngãi có sông Trà Khúc, Quy Nhơn có sông Hà Thanh, Tuy Hòa có sông Đà Rằng... Sông không chỉ tạo nên điểm nhấn cho đô thị thịnh vượng, mà còn là điểm tựa để tô vẽ thêm kiến trúc đô thị thông quan những chiếc cầu ấn tượng.

Bên cạnh hàng không, miền Trung những năm qua đã được đầu tư khá nhiều cho lĩnh vực đường bộ. Liên tiếp các dự án đưa vào khai thác đã kích thích kinh tế, kết nối liên hoàn và đảm bảo an toàn giao thông, như nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1. Đặc biệt, tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi dài 140 km đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng 65 km đầu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho phía Tây các địa phương này phát triển.

Trong khi đó, tuyến ven biển đã thực sự gây ấn tượng mạnh với các nhà đầu tư khi chính quyền các địa phương tham vọng xây dựng những đô thị ven biển dọc tuyến đường này. Trong đó, trong tuyến ven biển từ Đà Nẵng đi Hội An đã xuất hiện hàng chục dự án nghỉ dưỡng, đô thị nhà ở. Rồi từ Hội An, thông qua cầu Cửa Đại, Quảng Nam đã xây dựng chiến lược 6 nhóm động lực vùng Đông để phát triển những đô thị nghỉ dưỡng.

Ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, vùng phía Đông Quảng Nam chính là đô thị vùng lõi của Quảng Nam trong tương lai.

Tiếp theo, tuyến ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh của Quảng Ngãi cũng đang được tỉnh này gấp rút triển khai, trong đó có việc xây dựng cầu Cửa Đại vào cuối tháng 11 năm nay. “Tuyến ven biển sẽ kết nối các đô thị Dung Quất, TP. Quảng Ngãi, Đức Phổ, Sa Huỳnh...”, ông Trần Ngọc Căng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi khẳng định.

Ông Hồ Quốc Dũng đánh giá, nhờ có tuyến ven biển mà đô thị Quy Nhơn - Sông Cầu được quy hoạch thành đô thị chung, tạo động lực liên kết giữa Phú Yên và Bình Định.

“Nhờ có tuyến ven biển nối từ TP. Tuy Hòa đến cảng Vũng Rô (Phú Yên) đã tạo ra quỹ đất sạch với cơ chế ưu đãi thông thoáng cho nhà đầu tư. Từ tuyến này, đô thị Tuy Hòa sẽ mở rộng và kết nối với Nam Phú Yên, Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) trong tương lai”, ông Hoàng Văn Trà, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên chia sẻ.

Theo Minh Khuê/ baodautu.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

(LĐTĐ) Ngày 5/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô đã diễn ra phiên chính thức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 với sự tham dự của 250 đại biểu chính thức đại diện cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô.
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

(LĐTĐ) FPT Play vừa chính thức trở thành đơn vị phát sóng độc quyền Bán kết và Chung kết Miss Universe 2024 tại Việt Nam sau khi đàm phán thành công với Tổ chức Miss Universe (MUO). Chương trình sẽ được trực tiếp từ 9 giờ sáng các ngày 15/11 và 17/11 trên hệ thống FPT Play.
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Thời gian qua, các phong trào thi đua nói chung, trong đó có phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” đã được Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội triển khai sâu rộng, đạt hiệu quả thiết thực. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đã đạt được cũng như phương hướng tiếp tục đẩy mạnh, phát triển phong trào trong thời gian tới, phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/12/2024, Thị xã Cửa Lò sẽ chính thức không còn là một đơn vị hành chính cấp huyện của Nghệ An, mà sẽ nhập vào và trở thành một phần của Thành phố Vinh
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.

Tin khác

Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

(LĐTĐ) Tổng cục Thuế khẳng định, công tác quản lý thuế đối với các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cả trong nước và sàn TMĐT có yếu tố xuyên biên giới mà hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đều được cơ quan thuế Việt Nam thực hiện quản lý thuế chặt chẽ, đảm bảo thu đúng, thu đủ, công bằng, minh bạch theo đúng quy định pháp luật thuế của Việt Nam.
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng

Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn trong 10 tháng năm 2024 đã đạt 425,2 nghìn tỷ đồng, vượt 4,1% so với dự toán cả năm và tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Giá vàng hôm nay (31/10): Tiếp tục tăng cao

Giá vàng hôm nay (31/10): Tiếp tục tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (31/10), song hành với giá vàng thế giới, giá vàng trong nước vẫn tiếp tục tăng lên mức 90 triệu đồng/lượng.
Khuyến cáo người nộp thuế không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không rõ danh tính

Khuyến cáo người nộp thuế không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không rõ danh tính

Tổng cục Thuế đã nhiều lần đưa ra khuyến cáo, người nộp thuế khi nhận được các tin nhắn, cần kiểm tra kỹ nội dung, không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung hướng dẫn trong tin nhắn. Đặc biệt không cung cấp thông tin cá nhân cho các đối tượng không rõ danh tính.
Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024

Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024

(LĐTĐ) Một loạt chính sách liên quan đến vấn đề kinh tế như hỗ trợ phát triển hợp tác xã, thông tư quy định về giao dịch chứng khoán và loạt thông tư quy định về mức lãi suất của tổ chức, cá nhân... sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 11/2024.
Giá vàng hôm nay (28/10): Giá vàng duy trì quanh mức 89 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tăng cao

Giá vàng hôm nay (28/10): Giá vàng duy trì quanh mức 89 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 28/10, Công ty SJC đang duy trì niêm yết giá mua - bán ở mức 87 - 89 triệu đồng/lượng nhưng giá vàng nhẫn tăng cao.
Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện

Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện

(LĐTĐ) Tài chính toàn diện cũng là một trong những giải pháp quan trọng để tiến tới mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Ngành Ngân hàng luôn trăn trở việc làm thế nào để hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa có sự hiểu biết về tài chính và có thể tiếp cận tài chính một cách bình đẳng.
Bảo vệ người tiêu dùng trước các rủi ro sử dụng tài chính số

Bảo vệ người tiêu dùng trước các rủi ro sử dụng tài chính số

(LĐTĐ) Sự bùng nổ các giải pháp tài chính công nghệ trong tài chính số đã tác động đáng kể đối với lĩnh vực tài chính, ngân hàng, làm gia tăng cơ hội mở rộng tiếp cận tài cho người dân, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện. Tuy nhiên đi cùng với đó là những rủi ro, cần có những biện pháp bảo vệ người tiêu dùng.
Nhiều vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử

Nhiều vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử

(LĐTĐ) Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ tạo ra cơ hội lớn trong việc mở rộng thị trường và nâng cao sức cạnh tranh mà còn mang đến những thách thức mới trong công tác quản lý thuế.
Đã đến lúc điều chỉnh chính sách tài khóa trở lại trạng thái bình thường

Đã đến lúc điều chỉnh chính sách tài khóa trở lại trạng thái bình thường

(LĐTĐ) Có thể thấy, việc triển khai chính sách tài khóa mở rộng trong một thời gian khá dài từ 2020 - 2024 một mặt đã có tác động tích cực giúp nền kinh tế phục hồi và bước vào quỹ đạo trăng trưởng cao, mặt khác cũng khiến chúng ta đối mặt với áp lực kiểm soát lạm phát. Vì vậy, chính sách tài khóa trong năm tới dự kiến sẽ cơ bản chuyển về trạng thái bình thường.
Xem thêm
Phiên bản di động