“Dân vận khéo" góp phần tạo đồng thuận trong xã hội
Chung khảo Hội thi báo cáo viên mô hình “Dân vận khéo” | |
Lan tỏa mô hình “Dân vận khéo” | |
Thị xã Sơn Tây đạt giải Nhất Hội thi “Dân vận khéo” cấp thành phố cụm số 4 |
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội |
Với riêng Ban Dân vận Thành ủy, trong công tác dân vận luôn đề cao phong trào thi đua “Dân vận khéo” coi đây là hạt nhân để tạo sự đồng thuận trong xã hội, góp phần vào thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội; an ninh - quốc của Thủ đô. Để hiểu rõ những kết quả đã đạt được trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2009 - 2019 và hướng phát triển của phong trào thi đua trong thời gian tới, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Ban Thường vụ - Trưởng ban Dân vận Thành ủy đã dành cho phóng viên báo Lao động Thủ đô cuộc trao đổi về những nội dung trên.
Phóng viên: Trước hết, xin đồng chí đánh giá những kết quả nổi bật của phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong giai đoạn 2009 - 2019?
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến: Với việc thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn thành phố Hà Nội đã góp phần tích cực vào những thành tựu về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở thành phố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân; tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân.
Hội thi "Dân vận khéo" góp phần lan tỏa các mô hình dân vận tiêu biểu trên địa bàn thành phố. |
Cụ thể, phong trào “Dân vận khéo” đã tác động tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, hệ thống dân vận thành phố đã tập trung triển khai các mô hình “Dân vận khéo” về phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, sản xuất, kinh doanh giỏi, làm giàu chính đáng, tập trung vào các lĩnh vực mới, đòi hỏi ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, có hiệu quả kinh tế cao và phạm vi tác động rộng đến nhiều người dân; liên doanh, liên kết, trao đổi, giúp đỡ, hỗ trợ kỹ thuật, vốn, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh…
Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp đã đạt được những kết quả quan trọng, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực. Các tổ chức chính trị - xã hội đã xây dựng được nhiều mô hình hội viên, đoàn viên hỗ trợ nhau trong phát triển kinh tế, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo như: Hội phụ nữ với mô hình tiết kiệm nuôi lợn nhựa, tạo nguồn vốn tại chỗ giúp đỡ các chị em có hoàn cảnh khó khăn; Hội Nông dân với mô hình trồng hoa, dược liệu và cây chất lượng cao, sản xuất rau an toàn, trồng cây ăn quả tập trung, với các mô hình hỗ trợ cây giống, con giống và hạt giống…
Thông qua triển khai các mô hình “Dân vận khéo” đã làm chuyển biến nhân thức, thay đổi tư duy, thúc đẩy các thành phần kinh tế phát huy tiềm năng, mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao đời sống vật chất cho người dân Thủ đô.
Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên lĩnh vực văn hóa – xã hội tiếp tục được quan tâm, đạt nhiều kết quả tích cực. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đã tích cực vận động, tuyên truyền cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân đoàn kết xây dựng đời sống, văn hóa, tinh thần lành mạnh, phong phú, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, tham gia ủng hộ các quỹ nhân đạo, từ thiện, chăm lo sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình…
Phong trào “Dân vận khéo” trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh ở Thủ đô kết hợp hiệu quả với phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Xây dựng nền quốc phòng toàn dân”. Đẩy mạnh công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia phong trào phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật ngay từ gia đình, cộng đồng dân cư theo hướng tự quản, tự phòng, tự đảm bảo an ninh trật tự. Nhiều địa phương, đơn vị tích cực đổi mới trong phương thức hoạt động giáo dục, phòng ngừa; đấu tranh trấn áp, ngăn chặn các hoạt động phá hoại, gây rối…
Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã phối hợp triển khai hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với các phong trào thi đua yêu nước, vận động nhân dân thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, hăng hái tham gia phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm quốc phòng an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh…
Phóng viên: Để đạt được những kết quả nêu trên, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền được thể hiện như thế nào, thưa đồng chí?
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến: Nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn thành phố Hà Nội, hệ thống dân vận thành phố đã tích cực, chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tập trung lãnh đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận; tăng cường chỉ đạo, ban hành các văn bản thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”; thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị, tập thể, cá nhân thực hiện và triển khai phong trào.
Một số địa phương, đơn vị, cụm thi đua đã có nhiều sáng tạo trong công tác tổ chức, triển khai thực hiện như tổ chức tọa đàm chuyên đề về phong trào thi đua “Dân vận khéo”, tổ chức thi viết về gương cán bộ “Dân vận khéo”, tổ chức Hội thi “Dân vận khéo” từ cấp quận, huyện, thị xã đến cấp cơ sở, tổ chức thi báo cáo viên giỏi giới thiệu mô hình “Dân vận khéo”gắn với việc thực hiện chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị… tiêu biểu như các đơn vị: Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Long Biên, Gia Lâm, Phúc Thọ, Quốc Oai, Đảng ủy khối các cơ quan Thành phố…
Đặc biệt, năm 2019, Ban Dân vận Thành ủy đã tổ chức thành công Hội thi “Dân vận khéo” tại 4 cụm thi. Tại Hội thi, các mô hình “Dân vận khéo” đã được giới thiệu một cách sinh động bằng hình thức sân khấu hóa, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng và cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng trong công tác dân vận và tác dụng của phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong giai đoạn hiện nay; đồng thời, tạo diễn đàn trao đổi, học hỏi kinh nghiệm thực tiễn về thực hiện công tác dân vận; nâng cao năng lực, khuyến khích tinh thần nhiệt tình và sự sáng tạo của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị, nhất là cán bộ trực tiếp làm công tác dân vận về tư duy, phương pháp, kỹ năng, nghiệp vụ công tác dân vận; giới thiệu và nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” tiêu biểu; tạo đợt sinh hoạt chính trị rộng khắp trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố về công tác dân vận.
Phóng viên: Để đáp ứng với tình hình mới, góp phần vảo bảo vê an ninh- quốc phòng và phát triển kinh tế- xã hội của Thủ đô, xin đồng chí cho biết công tác dân vận thời gian tới sẽ tập trung vào những vấn đề cụ thể nào?
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến: Xác định tầm quan trọng của phong trào thi đua “Dân vận khéo” đối với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị và thành phố, thời gian tới, các cấp chính quyền cần tăng cường công tác dân vận chính quyền, tiếp tục quan tâm xây dựng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trong đội ngũ cán bộ công chức, thực hành phong cách “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”.
Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và các hình thức tập hợp quần chúng; quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đổi mới hình thức, phương pháp, nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước gắn với thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại địa phương, đơn vị.
Tăng cường nắm tình hình nhân dân, đặc biệt ở những địa phương có những vấn đề phát sinh ở những lĩnh vực nhân dân có nhiều bức xúc để tham mưu, giải quyết phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện phong trào “Dân vận khéo”, định kỳ tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, các nhân có thành tích xuất sắc.
Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!
Mai Quý (thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17
Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo
Sự kiện 20/11/2024 10:28