Dân bất an vì con sông “chết”
Dân sơ tán vì ô nhiễm
Mục sở thị dòng nước đen ngòm lềnh bềnh rác thải trên sông Cầu Đá trôi qua khu dân cư số 13, chúng tôi không khỏi ái ngại cho cuộc sống của người dân nơi đây. Cụ Chu Văn Than (tổ dân cư số 13 - phường Cổ Nhuế 1) cho biết: " Sông Cầu Đá bắt nguồn từ Xuân La chảy qua khu vực này rồi đổ ra sông Nhuệ. Nguồn nước thải tập trung của toàn bộ các hộ dân trong khu đô thị mới Nam Cường đều đổ về đây. Con sông này gắn bó với tôi suốt thời thơ ấu. Ngày trước, nước sông trong xanh nên mỗi lần đi học về chúng tôi thường xuống tắm. Càng về sau này, do các khu dân cư cùng các nhà máy quanh vùng mọc lên như nấm lại xả thải vô tội vạ khiến nước sông trở nên đen kịt..."
56614
56613
Bà Phạm Hòa ( tổ dân cư số 13 - phường Cổ Nhuế 1) cho biết thêm: "Trước đây dân sinh sống hai bên sông thường dùng nước sông để rửa lá gói bánh chưng ngày tết. Từ ngày sông bị ô nhiễm nặng, rác thải nổi lềnh bềnh bốc mùi hôi thối, khiến mọi người đều cảm thấy khó chịu. Mỗi khi qua đó, ai cũng phải bịt khẩu trang kín mít vì nước sông bốc mùi tanh nồng nặc. Nếu lỡ có dính nước này thì rất khó có thể rửa được hết mùi.Con sông này giờ thành sông chết ..."
Cũng theo thông tin từ các hộ dân quanh đó phản ánh, vào những ngày nắng nóng, một số nhà sống hai bên bờ sông buộc phải sơ tán sang nhà họ hàng ở các xã lân cận. Nhà nào không có anh em họ hàng thì chỉ còn cách đóng kín cửa, thậm chí như nhà ông Phan Thủy còn phải lấy băng dính trắng để dán vào các khe hở của cửa sổ, cửa ra vào để trốn mùi.
Khắc phục nửa vời
Nói về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Kim Thanh (tổ trưởng tổ liên gia - thuộc tổ 8 - phường Cổ Nhuế 1) cho biết, trước đây, khu vực quanh tổ dân cư số 8 là một cái ao to nhưng từ khi quy hoạch để làm cống thoát nước thì ao trở thành nơi hứng toàn bộ nước thải của khu đô thị mới Nam Cường chảy qua. "Từ thời xưa các cụ làm cống với hệ thống 3 lòng cống chìm ở dưới. Cách đây 5-6 năm hệ thống cống nổi được bố trí đè lên trên miệng cống cũ. Qua thời gian sử dụng, các loại rác thải kéo về làm tắc nghẽn miệng cống ngầm khiến nước tràn lên mặt đường gây mất vệ sinh. Khi trời mưa to, nước không thoát kịp, chảy như thác khiến người dân luôn sống trong cảnh ngập lụt..." – Bà Kim bức xúc.
Khi tiếp xúc với các các hộ dân sống tại tổ 8, chúng tôi chứng kiến một người đàn ông với trang phục nhân viên của Công ty Môi trường Hà Nội vừa chui từ trong lòng cống ra, trên tay là mấy túi rác thải vừa khơi thông được. Người đàn ông này cho biết: "Ngày nào tôi cũng ở đây để khơi thông dòng chảy. Những hôm nhiều rác thì phải chui vào trong lòng cống mới vét được rác thải, khi quay ra có khi là cả những thân gỗ, bao tải lớn...bịt hết miệng cống gây ách tắc dòng chảy...". Nhìn những món đồ nghề đơn giản như: chiếc gậy nhỏ cùng vài túi nilon chứa rác, chúng tôi không khỏi ái ngại trước những biện pháp can thiệp mang tính tạm bợ. Thế mà việc duy trì thông cống một cách thủ công này đã diễn ra hơn 1 năm nay.
Bà Thanh cho biết thêm, lãnh đạo phường đã nhiều lần tiếp xúc người dân để ghi nhận đề xuất, nguyện vọng của người dân nhưng đâu lại vào đấy. Người dân cũng cho biết, cách đây khoảng hơn 2 tháng, phường có bố trí máy xúc, máy vét...để khơi rộng miệng cống nhưng mọi công đoạn cải tạo , hỗ trợ chỉ dừng tới đó và cho tới bây giờ vẫn không có động tĩnh gì thêm.
Để làm rõ hơn thông tin, chúng tôi đã liên hệ với Ủy ban nhân dân phường Cổ Nhuế 1. Câu trả lời chúng tôi nhận được là lãnh đạo bận họp nên sẽ bố trí tiếp phóng viên vào tuần sau. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc ở những bài viết sau.
Hiện tại những hộ dân tổ 8, tổ 12, 13 - phường Cổ Nhuế 1 rất mong các cơ quan chức năng tập trung cải tạo, phá bỏ toàn bộ hệ thống cống cũ nằm sâu phía dưới để xây hệ thống cống mới và thiết kế thêm nắp đậy phía trên để đảm bảo vệ sinh thì mới có thể khắc phục được tình trạng ô nhiễm trầm trọng này được. Cách đây khoảng hơn 2 tháng, phường có bố trí máy xúc, máy vét...để khơi rộng miệng cống ra nhưng mọi công đoạn cải tạo , hỗ trợ chỉ dừng tới đó và cho tới bây giờ vẫn không có động tĩnh gì thêm. Thêm vào nữa hệ thống cống không có nắp đậy nên nhiều người dân thiếu ý thức vẫn vô tư xả rác bừa bãi khiến tình trạng ách tắc càng trở nên nghiêm trọng hơn. |
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01