Đài tưởng niệm Khâm Thiên – Khơi dậy ký ức hào hùng của dân tộc
Người phụ nữ cần mẫn dọn dẹp làm sạch khu di tích | |
Khánh thành nhà tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ mặt trận Vị Xuyên | |
BIDV ủng hộ xây dựng đài tưởng niệm liệt sỹ trên đảo Gạc Ma |
Theo những tư liệu lịch sử, Đài tưởng niệm Khâm Thiên là nơi tưởng niệm đồng bào ở phố Khâm Thiên đã bị máy bay B52 của đế quốc Mỹ ném bom rải thảm vào tối ngày 26/12/1972. Đợt ném bom rải thảm này đã khiến 577 người dân vô tội chết và bị thương, phá hủy hoàn toàn 534 ngôi nhà, làm hư hỏng 1200 ngôi nhà khác. Trong đó 3 căn hộ liền nhau số nhà 47, 49, 51 bị bom Mỹ đánh trúng và san bằng.
Cũng trong đợt ném bom cao điểm của đế quốc Mỹ trong 12 ngày đêm năm 1972, nhiều người trong đợt giải cứu phố Khâm Thiên đã kể lại cho nhau nghe về hình ảnh hai mẹ con ở ngôi nhà số 47 Khâm Thiên bị sức ép của bom B52 cướp đi sinh mạng. Người mẹ ấy chết nhưng vẫn giữ nguyên tư thế đứng ôm chặt, che chở cho con. Và người con bé bỏng, tuy không còn sống nhưng tấm thân còn mềm, cánh tay vẫn bám chặt vào mẹ như muốn bấu víu vào cuộc sống mỏng manh...
Đài tưởng niệm Khâm Thiên nằm trên phố Khâm Thiên (quận Đống Đa) |
Đầu năm 1973, ngay tại vị trí ba ngôi nhà số 47, 49, 51 bị san bằng, để ghi nhận chiến công của quân dân phố Khâm Thiên, ghi dấu tội ác của giặc Mỹ ném bom hủy diệt giết hại dân thường, UBND thành phố Hà Nội đã cho dựng tấm bia: “Khâm Thiên khắc sâu căm thù giặc Mỹ” bằng vật liệu gỗ và cót ép sơn màu trắng.
Một thời gian sau, ý tưởng xây dựng tượng đài sao cho xứng đáng với tinh thần của nhân dân Khâm Thiên nói riêng và nhân dân Hà Nội nói chung trong đợt chiến đấu với vũ khí hủy diệt B52 của giặc Mỹ năm 1972 được phát động. Như một cơ duyên, tác phẩm điêu khắc của họa sĩ Nguyễn Tự được chọn. Bức tượng với sự thuyết phục và mang ý nghĩa tố cáo đã nói lên tinh thần của dân tộc ta trong thời chiến.
Đến năm 1997, tượng đài được đúc bằng đồng theo nguyên mẫu tượng xi măng, đặt lên vị trí tượng cũ và đổi tên là: “Đài tưởng niệm Khâm Thiên”. Tượng xi măng được cất giữ nguyên vẹn vào phòng lưu niệm ngay trên nền của 3 ngôi nhà cùng trưng bày với các ảnh về Khâm Thiên. Đài tưởng niệm bằng đồng hiện nay vẫn đặt trước cột bia căm thù đã thay thế chỗ đặt bức tượng xi măng. Bốn góc chung quanh có trồng 4 cây đại và 2 cây ngâu.
Tượng đài toát lên một thông điệp: Dù B52 là thứ vũ khí có sức hủy diệt kinh khủng như thế nào cũng không thể so sánh được với tinh thần, ý chí kiên cường của người dân Việt Nam nói chung, người dân Hà Nội nói riêng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Văn hóa 02/11/2024 20:28
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
Văn hóa 02/11/2024 13:05
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch
Văn hóa 31/10/2024 15:07
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"
Văn hóa 30/10/2024 22:35
NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 30/10/2024 19:46
Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024
Văn hóa 28/10/2024 20:38
Triển lãm Conan lần đầu tại Hà Nội, sống lại ký ức 30 năm
Văn hóa 28/10/2024 06:06
Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX
Xã hội 26/10/2024 13:29