Cứu sống trẻ sơ sinh bị bệnh tim phức tạp
Ghép thận cứu sống bé gái suy thận giai đoạn cuối | |
Robot mổ nội soi: Tổn thương nhỏ, phục hồi nhanh | |
Bệnh viện Nhi Đồng 1: Hồi sinh cánh tay hoại tử của bé gái sinh non |
Bé trai Vũ Chính Dương (Ngô Quyền, Hải Phòng), được sinh ra bằng phương pháp mổ đẻ vì suy thai. Bé bị suy hô hấp ngay sau sinh, và được chuyển từ BV Phụ sản Hải Phòng sang BV Nhi Hải Phòng. Các bác sĩ phát hiện bé bị bệnh tim bẩm sinh bé (phải thở ôxy liên tục do suy hô hấp). Sau 5 ngày điều trị, tình trạng bệnh không cải thiện, nên em bé được chuyển đến khoa Sơ sinh, BV Nhi trung ương. Tại đây, bé Dương được chẩn đoán bệnh tim kết hợp, không những bị thông sàn nhĩ thất toàn bộ (một loại tim bẩm sinh phức tạp) có tăng áp động mạch phổi nặng; mà còn bị hội chứng Wolff-Parkinson-White (đây là một hội chứng rối loạn nhịp nhanh do tồn tại đường dẫn truyền xung điện bất thường bẩm sinh trong tim) có cơn nhịp nhanh nguy kịch. Trong thời gian nằm tại khoa Sơ sinh, bé đã nhiều lần lên cơn nhịp nhanh (250 lần/phút) kháng các thuốc điều trị loạn nhịp thông thường, trong cơn nhịp nhanh bé suy thở và suy giảm huyết động nặng, và đã phải cấp cứu cắt cơn nhịp nhanh nhiều lần.
ThS.BS. Nguyễn Thanh Hải, Trung tâm Can thiệp tim mạch và Điện sinh lý, BV Nhi trung ương, cho biết: Đây là một ca bệnh hiếm gặp và rất nguy kịch, bé có thể tử vong do suy tim nếu cơn nhịp nhanh không được kiểm soát hoặc có thể đột tử bất cứ lúc nào nếu xuất hiện loại loạn nhịp nguy hiểm. Bản thân bệnh tim bẩm sinh thông sàn nhĩ thất toàn bộ của bé đã là rất nặng và gánh nặng bệnh và nguy cơ tử vong còn cao hơn nhiều khi có rối loạn nhịp kèm theo.
Cho đến nay, điều trị rối loạn nhịp nhanh ở trẻ nhỏ dưới 15kg vẫn là phương pháp dùng các thuốc chống loạn nhịp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp trẻ không hoặc kém đáp ứng với các thuốc này, khi đó điều trị bằng can thiệp đốt điện là giải pháp cuối cùng. Mặc dù can thiệp bằng đốt điện là sự lựa chọn số một đối với tim nhanh ở người lớn và trẻ lớn, tuy nhiên ở trẻ nhỏ kỹ thuật này có chỉ định hạn chế do tiềm ẩn nguy cơ tai biến cao và nguy cơ tử vong do thủ thuật gây ra. Bé Dương bị bệnh tim bẩm sinh phức tạp, cấu trúc quả tim thay đổi dị thường, nên nguy cơ trong khi thực hiện thủ thuật càng cao. Trên thế giới có rất ít trung tâm có thể thực hiện kỹ thuật này ở trẻ nhỏ. Nhưng trước tình trạng nguy kịch của bé Dương, các bác sĩ không còn lựa chọn nào tốt hơn phương pháp đốt điện bằng năng lượng sóng cao tần điều trị cắt cơn nhịp tim nhanh và đã thành công.
L.Trang
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38