Cứ lạnh là... đau - Bệnh gì?

Thời tiết giá lạnh thường ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người, có thể là nguyên nhân khởi phát của nhiều loại bệnh mạn tính như hen phế quản, viêm phổi, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy tim... Nhưng có những người luôn bị một triệu chứng bệnh biểu hiện ngay mỗi khi nhiệt độ môi trường xuống thấp, đó là hiện tượng Raynaud.

Thế nào là hiện tượng Raynaud?

 Năm 1862, Maurice Raynaud nhận thấy có một số bệnh nhân có hiện tượng thiếu máu các đầu chi (ngón chân, ngón tay) khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp hoặc sau khi bị các stress về xúc cảm và ông cho đây là hiện tượng co các tiểu động mạch và các shunt động - tĩnh mạch đầu chi do các phản xạ thần kinh. Hiện tượng này sau này được ghi nhận và mang tên “hiện tượng Raynaud - Raynaud’s phenomenol”.

Hiện tượng Raynaud: các đầu ngón tái lạnh từng mảng, tím, lan nhanh ở cả hai bàn tay. 

Sau khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp, pha cấp “thiếu máu” đầu chi xảy ra do co mạch. Các đầu ngón tái lạnh từng mảng, tím, lan nhanh ở cả hai bàn tay hoặc bàn chân. Sau đó, nếu được sưởi ấm, quá trình tái tưới máu trở lại bình thường và đầu chi hồng ấm lên rất nhanh. Khoảng 80% hiện tượng Raynaud là do cơ thể phản ứng quá mức với nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, cần phải cảnh giác với các bệnh lý như xơ vữa mạch, bệnh lý mạch máu ở bệnh nhân tiểu đường cũng gây nên các triệu chứng như trên và có thể tiến triển viêm loét, hoại tử đầu chi nếu không được xử trí kịp thời.

 Tần xuất những người bị hiện tượng Raynaud thì chưa được xác định cụ thể nhưng theo ước tính, có khoảng 12% dân bị tím, đau đầu chi khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp và nếu xác định đủ tiêu chuẩn chẩn đoán thì tỷ lệ này vào khoảng 3 - 5%.

 Tiêu chuẩn xác định hiện tượng Raynaud

 Trước hết, cần phải phân biệt hiện tượng Raynaud tiên phát (chứng thiếu máu do co mạch đầu chi khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp, sau khi bị stress tâm lý) và thứ phát (chứng thiếu máu đầu chi do bệnh lý mạch máu). Ở hiện tượng Raynaud tiên phát, các triệu chứng xảy ra đối xứng hai bên chi, không có hoại tử hoặc loét, đầu móng tay bình thường và không có các bệnh (gây nên hiện tượng Raynaud) kèm theo, tốc độ máu lắng bình thường, kháng thể kháng nhân âm tính (phân biệt với hiện tượng Raynaud thứ phát hay gặp trong hội chứng CREST có kháng thể kháng nhân dương tính).

 Hiện tượng Raynaud tiên phát thường bắt đầu từ năm 14 tuổi và chỉ có 27% số người, bệnh xuất hiện sau tuổi 40. Nhìn chung, biểu hiện của hiện tượng Raynaud thứ phát thường nhẹ và chỉ có 38% có các triệu chứng nặng đến rất nặng. Một phần tư số bệnh nhân tiền sử gia đình có hiện tượng Raynaud ở những người chung huyết thống cùng thế hệ.

 Kể cả đối với những người đã được chẩn đoán bị hiện tượng Raynaud tiên phát, vẫn cần được theo dõi ít nhất trong vòng 2 năm một lần kiểm tra lại để loại trừ hiện tượng Raynaud thứ phát. Hiện tượng Raynaud thứ phát thường xuất hiện triệu chứng với các tính chất như: xuất hiện ở lứa tuổi trên 30, cảm giác căng, đau đầu chi, tím nhiều, không đối xứng (chỉ thiếu máu ở khu vực mạch máu bị co thắt), có hoại tử, loét khu vực thiếu máu, khó hồi phục và đặc biệt là có triệu chứng của bệnh mô liên kết kèm theo như tốc độ máu lắng tăng, kháng thể kháng nhân dương tính.

Nhìn chung, hiện tượng Raynaud chỉ liên quan đến tình trạng co mạch máu, hay xuất hiện với các nguyên nhân tiên phát (do lạnh, xúc cảm) và thứ phát (gặp trong các bệnh như cơn đau tim prinzimental, xơ cứng bì, bệnh migraines). Các nguyên nhân khác gây thiếu máu đầu chi như bệnh lý mạch máu do xơ vữa, tiểu đường... thường không đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán là hiện tượng Raynaud.

 Điều trị thế nào?

 Trước khi dùng thuốc, người có tiền sử bị hiện tượng Raynaud nên tránh các tác nhân có thể gây co mạch đầu chi như thời tiết lạnh (mặc ấm, găng tay, tất dày) và tránh các xúc cảm tâm lý quá mức. Không nên hút thuốc lá vì đây là một yếu tố nguy cơ cao gây xơ vữa mạch máu. Người bị hiện tượng Raynaud cũng cẩn thận khi sử dụng các thuốc có ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật như clonidine, ergotamine, các thuốc kích thích thụ thể serotonin...

 Việc sử dụng thuốc để điều trị hiện tượng Raynaud cũng cho kết quả tốt. Hàng đầu là các thuốc chẹn kênh canxi như radipine, amlordipine... Các thuốc này làm giảm co thắt mạch đầu chi và giúp phòng ngừa tái phát hiện tượng Raynaud tới trên 50% cũng như làm giảm tốt các triệu chứng khi hiện tượng Raynaud xảy ra. Bên cạnh đó, một số thuốc khác như thuốc ức chế thụ thể angiotensin type I, nitroglycerin, prostaglandins... cũng có tác dụng khi áp dụng điều trị hiện tượng Raynaud tuy kết quả không cao.

 Hiện nay, có một số phương pháp mới như cắt hạch giao cảm cổ, tiêm tĩnh mạch prostaglandin cũng đang được nghiên cứu để điều trị hiện tượng Raynaud.

 Theo TS. BS. Vũ Đức Định/ Sức khoẻ & Đời sống

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

(LĐTĐ) Thông tin từ Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, những ngày gần đây, trước diễn biến phức tạp của bệnh bạch hầu, nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu của người dân tăng đột biến. Đáng chú ý, có ngày số người đến tiêm vắc xin tại VNVC tăng 1.000% so với thời điểm trước khi phát hiện một số ca bệnh.
Quyết liệt phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Quyết liệt phòng, chống dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) tăng nhanh. Dù đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn, khống chế sự lây lan của SXH từ rất sớm, nhưng công tác phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm này trên địa bàn Thành phố vẫn đối mặt với không ít khó khăn.
Tử vong do uống nhầm rễ cây lá ngón để chữa bệnh

Tử vong do uống nhầm rễ cây lá ngón để chữa bệnh

(LĐTĐ) Uống thuốc sắc từ rễ cây phơi khô để chữa đau đầu, mất ngủ, bệnh nhân bị liệt không thở được dẫn tới ngừng tim, tổn thương đa cơ quan. Nguyên nhân được xác định do uống nhầm rễ cây lá ngón.
Những lưu ý khi bảo quản và ăn trứng

Những lưu ý khi bảo quản và ăn trứng

(LĐTĐ) Trứng có giá trị dinh dưỡng cao và là một trong những thực phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe? Không phải ai cũng hiểu rõ điều này. Dưới đây là những lưu ý quan trọng về việc bảo quản và ăn trứng mà người tiêu dùng cần biết.
Bệnh viện Bạch Mai kéo dài thời gian khám bệnh ngoài giờ đến 21h hàng ngày

Bệnh viện Bạch Mai kéo dài thời gian khám bệnh ngoài giờ đến 21h hàng ngày

(LĐTĐ) Từ 1/8 tới, người dân có thể đăng ký khám bệnh ngoài giờ làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai từ 17 - 21h hàng ngày.
Nâng cao nhận thức cho phụ nữ về chăm sóc sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân

Nâng cao nhận thức cho phụ nữ về chăm sóc sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân

(LĐTĐ) Công tác Dân số là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu, là yếu tố nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Trong đó, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ, trẻ em là vấn đề mà xã hội rất quan tâm.
Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu

Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu

(LĐTĐ) Chiều 11/7, Sở Y tế Hà Nội tổ chức tập huấn công tác phòng, chống dịch bệnh bạch hầu dưới hình thức trực tuyến tại điểm cầu Sở Y tế Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động