Công tác chăm sóc y tế hệ mầm non: Còn nhiều lỗ hổng

Y tế học đường, đặc biệt là cơ sở y tế tại các trường mầm non có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe học sinh. Song công tác này vẫn còn bộc lộ những hạn chế cần sớm được khắc phục.

Đội ngũ nhân viên y tế còn mỏng

Trong vai phụ huynh có nhu cầu đến xin học cho con tại Trường mầm non tư thục Bình Minh kids trên phố Cốm Vòng (Dịch Vọng - Cầu Giấy), chúng tôi có điều kiện tìm hiểu khách quan hơn về cơ sở y tế ở ngôi trường này. Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy ngôi trường vốn là một biệt thự khá khang trang được thuê lại. Cơ sở vật chất từ phòng học đến khu bếp khá sạch sẽ đều được lắp hệ thống camera theo dõi. Khi được hỏi về yêu cầu cũng như chất lượng phòng y tế, bà Nguyễn Bình Minh - hiệu trưởng nhà trường cho biết, theo quy định cơ sở trông giữ trẻ trên 100 cháu mới yêu cầu về phòng y tế cũng như trang thiết bị đi kèm. Còn đối với cơ sở này có số học sinh theo học dưới 100 cháu nên các cô nuôi dạy trẻ kiêm luôn các công tác y tế cơ bản. Cũng theo bà Minh, hàng tháng trường có tổ chức cân đo còn hầu hết các cô giáo trực tiếp phụ trách lớp sẽ kiêm luôn công tác chăm sóc y tế cho các con.

Trên thực tế cô giáo cũng chỉ làm nhiệm vụ cho uống thuốc theo đơn thuốc của gia đình đưa đến. Ngoài ra bà Minh cho biết thêm, từ ngày mở trường đến nay chưa có sự cố nào đáng tiếc xảy ra. Do địa thế trường học thuận lợi là gần các bệnh viện lớn nên nếu có trường hợp học sinh xảy ra sự cố thì nhà trường sẽ gọi taxi đưa đến bệnh viện gần đó. "Vì cơ sở trường học gần bệnh viện nên nhà trường cũng không cần thiết liên hệ với trạm y tế của phường", bà Minh nói. Như vậy so với những trường mầm non ở khu vực ngoại thành, mọi vấn đề liên quan đến xử lý về y tế ở Trường mầm non tư thục Bình Dương có phần thuận lợi hơn.

Từ những băn khoăn của một số phụ huynh có con theo học tại các trường mầm non chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Thanh Trì, chúng tôi đã có cuộc khảo sát tại một số trường và ghi nhận hệ thống cơ sở vật chất được đầu tư khá nghiêm túc. Mục sở thị tại những ngôi trường uy tín như Trường mầm non Thanh Liệt B (xã Thanh Liệt), Trường mầm non Hữu Hòa (Tả Thanh Oai)...đều là trường đạt chuẩn, có nhiều học sinh theo học nên được chia ra làm nhiều địa điểm. Tuy nhiên trên thực tế mặc dù có nhiều cơ sở nhưng chỉ có 01 nhân viên y tế làm các công tác chăm sóc, sơ cứu cho các cháu. Theo phản ánh của các bậc phụ huynh, tại Trường mầm non Thanh Liệt đã từng có trường hợp các cháu sốt cao, co giật...Trong khi chờ nhân viên y tế đến thì các cô giáo phụ trách đã kịp thời sơ cứu và gọi điện cho người nhà đến đón về. Phụ huynh này cũng cho biết: "Do đặc thù các trường mầm non công lập phần lớn là học sinh học đúng tuyến, gia đình đều ở gần trường nên có thể điện thoại thông báo kịp thời cho người nhà đến đón. Bất cập ở chỗ đội ngũ y tế học đường còn mỏng lại phải mất thời gian di chuyển tới điểm trường xảy ra sự cố nên độ an toàn và kịp thời vẫn khiến nhiều bậc cha mẹ băn khoăn...", vị phụ huynh này nói.

Phụ huynh quan tâm đến chất lượng bữa ăn hơn là các hoạt động chăm sóc y tế trực tiếp

58299

Phụ huynh "coi thường" y tế học đường

Trao đổi với một số phụ huynh có con đang trong độ tuổi theo học các trường mầm non, chúng tôi nhận thấy một nghịch lý mặc dù rất quan tâm đến con nhưng phần lớn phụ huynh chỉ tập trung vào chất lượng bữa ăn mà bỏ qua khâu kiểm định về chất lượng y tế. Chị Dương Thu Trang (Kim Mã - Hà Nội) có con trai 4 tuổi đang theo học tại một trường mầm non tư thục trên đường Hoàng Hoa Thám, cho biết: "Công tác chăm sóc y tế chỉ đơn giản là cân đo hàng tháng rồi tính chỉ số phát triển". Chị Trang lý giải thêm, với mức học phí trung bình từ 1,5 triệu - 3 triệu, cơ sở trông giữ trẻ có quy mô nhỏ thì hầu như trang thiết bị y tế không được đầu tư. Còn nếu muốn tìm những cơ sở chuẩn về tiêu chí này thì phải chi phí vài trăm đến cả ngàn đô/ tháng nên không phải ai cũng chi trả được.

Chị Trang nói thêm thực tế này không chỉ riêng nghành giáo dục mà là tình trạng chung của nhiều nghành nghề khác nữa. Ví dụ như trong nghành xây dựng, tình trạng không trang bị bảo hộ lao động cho công nhân cũng không phải hiếm bởi lẽ cắt giảm chi phí thì người thuê lao động mới có lãi.

Nói về điều này, chị Vũ Thị Loan - nhân viên Trung Tâm phụ nữ và phát triển cho biết: "Chẳng mấy khi học sinh bước chân vào trạm y tế học đường. Con chỉ hắt hơi bố mẹ đã cho đi viện rồi không đến lượt trạm y tế trường...". Như vậy trên thực tế phụ huynh không mấy mặn mà và tin tưởng vào phòng y tế của trường mầm non nên xét một khía cạnh nào đó thì nhân viên phòng y tế của các trường mầm non tương đối nhàn rỗi. Tuy nhiên, khi có sự cố xảy ra nếu không đủ trình độ để kịp thời xử lý thì hậu quả sẽ khôn lường.

Trao đổi với phóng viên báo Lao động Thủ đô, bà Nguyễn Thị Tuyết Lê cho biết: "Quy định về trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là không quá 3 điểm trường và khoảng cách giữa các điểm không quá xa nhau. Thông tư 71 quy định mỗi trường chỉ được có 01 nhân viên y tế nên sẽ tập trung ưu tiên điểm trường có đông học sinh nhất. Nếu có xảy ra sự cố buộc nhân viên này phải chạy đi chạy lại giữa các điểm trường.

Các cấp, các ngành cũng từng lưu ý đến những bất cập này. Có nhiều ý kiến cho rằng nên thuê thêm nhân viên làm hợp đồng để phụ trách công tác y tế nhưng trên thực tế nhà trường không có kinh phí để trả cho phát sinh này, còn việc đề xuất các bậc phụ huynh đóng thêm tiền để thuê thì không phải ai cũng đồng ý..."Để khắc phục tình trạng này,  mỗi trường cần chủ động bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên đứng lớp về các phương pháp chăm sóc, sơ cứu cơ bản cho các cháu.

Tuệ Liên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

(LĐTĐ) Ngày 5/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô đã diễn ra phiên chính thức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 với sự tham dự của 250 đại biểu chính thức đại diện cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô.
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

(LĐTĐ) FPT Play vừa chính thức trở thành đơn vị phát sóng độc quyền Bán kết và Chung kết Miss Universe 2024 tại Việt Nam sau khi đàm phán thành công với Tổ chức Miss Universe (MUO). Chương trình sẽ được trực tiếp từ 9 giờ sáng các ngày 15/11 và 17/11 trên hệ thống FPT Play.
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Thời gian qua, các phong trào thi đua nói chung, trong đó có phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” đã được Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội triển khai sâu rộng, đạt hiệu quả thiết thực. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đã đạt được cũng như phương hướng tiếp tục đẩy mạnh, phát triển phong trào trong thời gian tới, phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/12/2024, Thị xã Cửa Lò sẽ chính thức không còn là một đơn vị hành chính cấp huyện của Nghệ An, mà sẽ nhập vào và trở thành một phần của Thành phố Vinh
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.

Tin khác

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết

Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, đặc điểm của sốt xuất huyết là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Do đó, công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết cần phải được nâng cao, người dân không nên chủ quan khi bước vào cao điểm dịch.
Sắc màu văn hóa Chăm qua nghệ thuật dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp

Sắc màu văn hóa Chăm qua nghệ thuật dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp

(LĐTĐ) Suốt hàng trăm năm qua, làng dệt Mỹ Nghiệp (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) vẫn vang lên tiếng lách cách đặc trưng của khung dệt gỗ. Dù trải qua nhiều thăng trầm, nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm tại đây vẫn được gìn giữ và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

(LĐTĐ) Với tình yêu dành cho Hà Nội, họa sĩ Nguyễn Văn Luận (quận Đống Đa, Hà Nội) đã sử dụng bút bi để vẽ lại những khoảnh khắc đời thường một cách chân thực và sống động. Những bức tranh phong cảnh đặc trưng của Hà Nội như hàng hoa, phố cổ,… khiến người xem không khỏi ngạc nhiên vì chúng được vẽ hoàn toàn bằng bút bi, loại bút vốn rất hạn chế về màu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.
Xem thêm
Phiên bản di động