Công nhân môi trường chủ động phòng chống dịch
Mỗi ngày, mỗi đêm những người công nhân môi trường lại xuất hiện trên mọi ngả đường. Vì bất cứ lý do gì thì hành trình gom rác của họ dường như không dừng chân, không ngơi nghỉ tay vì phải quét dọn, lượm lặt tất cả các loại rác để đường phố luôn sạch sẽ.
Khi dịch bệnh diễn biến phức tạp thì những công nhân môi trường họ phải tăng cường thu gom, vận chuyển rác để đem lại sự sạch sẽ trong khu dân cư hạn chế dịch bệnh lây lan |
Công việc dọn vệ sinh tưởng chừng như đơn giản nhưng ẩn chứa trong đó là sự nhọc nhằn, vất vả trăm bề và những nguy hiểm luôn cận kề. Những người đến với nghề này là do cái duyên và do ý thức của họ với cộng đồng nên họ hết lòng tận tụy trong công việc, không quản ngại khó khăn. Họ luôn tâm niệm công việc của mình là quét hết rác chứ không phải làm hết giờ.
Đặc biệt thời điểm những tháng sau dịp Tết Nguyên đán, nỗi nhọc nhằn ấy của họ dường như càng nhân lên gấp bội bởi số lượng rác thải trên các cung đường, tuyến phố, khu dân cư tăng nhiều lần so với trước.
Anh Vũ Đức Dương (công nhân môi trường của Công ty cổ phần đầu tư công nghệ cao Minh Quân), người có thâm niêm gắn bó 5 năm với nghề bộc bạch: “Vì cuộc sống mưu sinh nên anh theo nghề này, lâu dần quen công việc nên gắn bó luôn với nghề. Mỗi nghề có những vất vả riêng, nghề thu gom rác những ngày nắng, mưa luôn là ám ảnh với công nhân. Làm công nhân quét rác hầu như không có ngày nghỉ, chỉ cần nghỉ một buổi, rác sẽ tràn ngập đường phố”.
Theo anh Dương, nghề của anh luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, nào là định kiến của xã hội với nghề quét rác, nào là thu nhập thấp, nào là rủi ro, nguy hiểm nghề nghiệp, tai nạn giao thông khi lao động ngoài đường phố, nguy cơ bệnh tật khi tiếp xúc trực tiếp với khói bụi, rác thải độc hại.
Đặc biệt trong dịp này dịch Covid -19, cúm gia cầm H5N6 diễn biến phức tạp, với tính chất công việc thường xuyên phải tiếp xúc với đủ loại chất thải, công nhân môi trường cũng là một trong số những đối tượng dễ bị ảnh hưởng, lây nhiễm dịch bệnh.
Để phòng, chống dịch khi thu gom rác mỗi công nhân đều trang bị găng tay, khẩu trang, thường xuyên rửa tay để diệt khuẩn |
Anh Dương cho biết mặc dù cũng lo lắng dịch bệnh song do đặc thù công việc, cho nên bất kể trời nắng hay mưa, anh cùng các đồng nghiệp vẫn phải có mặt trên các con đường, tuyến phố để dọn rác.
Trong quá trình làm việc, anh cùng các đồng nghiệp chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo của Bộ y tế như đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, trong những ca làm việc không khi nào anh quên đem theo lọ nước rửa tay khô để sát khuẩn tay thường xuyên.
Cùng chung suy nghĩ chị Phùng Thị Đông (công nhân Công ty môi trường đô thị số 1) đã có 25 năm gắn bó với nghề cho biết với nghề này thì có dịch hay không cũng không khi nào được nghỉ. Ngày thường công việc vốn đã nặng nhọc thì trong thời gian sau Tết, dịch bệnh xảy ra lượng rác thải nhiều hơn do đó đòi hỏi phải thu gom, dọn dẹp thường xuyên để hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch trong cộng đồng.
Số rác trong dịp này gồm cả rác thải sinh hoạt và có thêm rác thải là vô vàn những chiếc khẩu trang y tế, nhiều người vô tư vứt chúng xuống lòng đường, hè phố, một số thì bỏ chung trong túi rác sinh hoạt của gia đình khiến công việc thu gom, phân loại rác thải trở nên vất vả hơn.
“Những ngày đầu mới nghe thông tin dịch, đọc được thông tin virus Covid -19 tồn tại rất lâu trên các bề mặt như gỗ, đồ dùng… công việc của tôi thường xuyên sờ vào đủ các loại rác khi đó cũng hoang mang lắm, muốn hạn chế ra ngoài để tránh dịch nhưng không đi làm thì rác thải ứ đọng bẩn cả khu phố, nghĩ đến những năm tháng gắn bó với nghề, được Công ty tuyên truyền về dịch bệnh, các biện pháp phòng tránh, được phát khẩu trang phòng dịch… nhờ đó tôi bớt lo hơn và tiếp tục công việc.
Để phòng tránh dịch tôi đeo hai lớp khẩu trang, đeo thêm một lớp găng tay nilông bên ngoài găng tay bảo hộ thông thường, về nhà tôi thường xuyên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn… Trong lúc dịch bệnh, chúng tôi càng mong muốn người dân biết được sự vất vả của nghề này để từ đó có ý thức hơn, để rác đúng nơi quy định”, chị Đông cho hay.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21