Cổ phần hóa các hãng phim nhà nước: Bình mới, rượu có mới?
Tháng phim Việt Nam tại Pháp: Số lượng phim tham gia quá ít ỏi | |
Cổ phần hóa các hãng phim nhà nước: Bình mới, rượu có mới? |
Ngổn ngang trước giờ G
Cổ phần hóa các hãng phim nhà nước không còn là vấn đề mới, bởi cách đây hàng chục năm chủ chương này đã được ngành điện ảnh phổ biến. Bản thân những người trong giới cũng nhận thức được việc cổ phần hóa một nền điện ảnh bao cấp, trì trệ là việc làm tất yếu và cần thiết. “Không thể viện cớ là nơi ra đời của bao nhiêu tác phẩm lớn, biết bao thế hệ nghệ sĩ lớn để đòi có sự vận hành kinh tế riêng được. Việc cổ phần hãng phim là tất yếu”, NSND Đặng Nhật Minh nhận định.
Đạo diễn Thanh Vân - Phó giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam lo lắng hướng đi cho các hãng phim nhà nước sau khi chuyển đổi cổ phần hóa |
Tuy nhiên, trong quá trình bắt tay vào cuộc xây dựng lộ trình, mỗi hãng lại gặp một khó khăn riêng. Cho đến nay, trong danh sách 5 hãng phim nhà nước phải chuyển đổi sang cổ phần hóa, chỉ có duy nhất Hãng phim truyện I hoàn tất và đi vào hoạt động dưới mô hình công ty cổ phần hóa từ năm 2010. Còn lại 4 hãng phim là Hãng phim truyện Việt Nam, Hãng phim Giải Phóng, Hãng phim Hoạt hình Việt Nam và Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương đang trong giai đoạn chạy nước rút của quá trình chuyển đổi này, mặc dù hạn chót là 30/9.
Để cổ phần hóa thành công, bất kỳ đơn vị nào cũng phải thực hiện được 3 bước quan trọng: Phương án cổ phần hóa được nhà nước phê duyệt; định giá tài sản; tổ chức đấu giá công khai những cổ phiếu được phép bán tự do. Trong ba bước này, bước định giá tài sản khiến nhiều nhà làm phim không khỏi băn khoăn. Bởi đối với các hãng phim chỉ trông chờ vào “bầu sữa mẹ” là tiền tài trợ eo hẹp của nhà nước, thì tài sản gần như chả có gì; máy móc, thiết bị đã lỗi thời, cũ kỹ. Các đại gia muốn nhảy vào đầu tư chắc cũng phải dè chừng.
Theo đạo diễn Thanh Vân, Phó giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam, các hãng phim có tính đặc thù riêng, không dễ tính toán, định giá như một nhà máy sản xuất bát đĩa hay xe đạp mà có thể dễ dàng đưa ra một con số cụ thể. Ở đây còn có giá trị tinh thần, giá trị thương hiệu rồi cả con người có được tính đến, có được gọi là tài sản không? Bên cạnh đó, theo quy định trước đây, nhà nước sẽ nắm giữ ít nhất từ 49 – 51% cổ phần, nhưng hiện nay nhà nước sẵn sàng trao 100% cổ phần cho các hãng phim nhà nước tự đứng vững được bằng việc kêu gọi cổ đông chiến lược lớn. Nhưng thực tế, những hãng có thương hiệu, uy tín đã thu hút các cổ đông mua tới trên 50%, thậm chí 70%, nhưng vẫn còn có những hãng gian truân trong giai đoạn tìm cổ đông chiến lược.
Làm gì sau cổ phần hóa?
Hiện nay, các hãng phim tư nhân của Việt Nam cũng đã có mô hình gần giống như với thế giới. Họ có hệ thống rạp chiếu phim riêng, họ xuất nhập khẩu phim, làm các chương trình truyền hình thực tế,… Đạo diễn Thanh Vân cho rằng, mô hình tổng hợp là mẫu hình của một hãng phim cổ phần trong tương lai. Vì lẽ đó, cơ quan quản lý nhà nước và các hãng phim cần tìm ra một hướng đi, cách thức hoạt động hợp lý để tồn tại được sau khi cổ phần hóa mới là việc làm cần quan tâm hơn. |
Thừa nhận việc cổ phần hóa là xu hướng chung của xã hội, thế nhưng đạo diễn Thanh Vân cho rằng, việc đặt các hãng phim nhà nước tuổi đã quá cao vào trong một môi trường thích ứng mới cần có một quãng đệm hỗ trợ cho sự thay đổi trong giai đoạn quá độ này.
Trên thế giới không có một hãng phim nào có thể độc lập tồn tại nếu chỉ sản xuất phim. Ngay cả nền điện ảnh Mỹ, Nhật, các hãng phim của họ còn cần các “ông lớn” ôm trọn gói. Họ hoạt động theo một hệ thống từ khâu sản xuất, phát hành, xuất nhập khẩu phim, thậm chí kinh doanh cả nhà hàng, khách sạn… để đỡ nhau chứ một hãng phim chuyển đổi thành cổ phần hóa hoạt động sản xuất phim thì không thể nào tồn tại. Hiện nay, các hãng phim tư nhân của Việt Nam cũng đã có mô hình gần giống như với thế giới. Họ có hệ thống rạp chiếu phim riêng, họ xuất nhập khẩu phim, làm các chương trình truyền hình thực tế,… Đạo diễn Thanh Vân cho rằng, mô hình tổng hợp là mẫu hình của một hãng phim cổ phần trong tương lai. Vì lẽ đó, cơ quan quản lý nhà nước và các hãng phim cần tìm ra một hướng đi, cách thức hoạt động hợp lý để tồn tại được sau khi cổ phần hóa mới là việc làm cần quan tâm hơn.
Quá trình chuyển đổi này đồng nghĩa với việc xóa đi khoảng cách giữa phim nhà nước và phim tư nhân. Nhiều ý kiến lo lắng, trong thời kỳ bùng nổ phim thị trường như hiện nay, việc cổ phần hóa sẽ đẩy các hãng phim nhà nước chạy theo guồng làm phim thị trường mà quên đi phim nghệ thuật hòng kiếm lời để tồn tại. Thế nhưng, Phó giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam cho đấy là cách nhìn phiến diện. Một hãng phim làm ra cả chục bộ phim, chỉ có một vài phim có lãi. Số tiền lời từ phim chỉ đủ nuôi cho 1,2 bộ phim nghệ thuật. Rồi bộ phim nghệ thuật đó được giải ở các kỳ LHP trong và ngoài nước sẽ lại cổ vũ cho thương hiệu của hãng phim đấy. “Điều này đòi hỏi các hãng phim nhà nước buộc phải đổi mới tư duy, không chỉ phù hợp với cơ chế mới mà còn là sự cạnh tranh với các hãng phim vốn đã tồn tại cơ chế này hàng chục năm nay”, đạo diễn Thanh Vân nói.
Nguyễn Hoài
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51