Cơ hội thưởng lãm Bảo vật Hoàng cung
Trưng bày tượng Phật bằng ngọc hòa bình thế giới tại Quảng Bình | |
Trưng bày gần 100 linh vật thuần Việt |
Kim sách triều Nguyễn (1802 - 1945) là một loại thư tịch cổ đặc biệt, được làm từ các kim loại quý, dùng để ghi lại việc chính sự, lễ nghi triều đình như sự kiện các Hoàng đế lên ngôi, lập thái tử, hoàng hậu hoặc ghi công, phong tước và dâng, ban tôn hiệu, tôn thụy cho hoàng thân, quốc thích... Lời sách do đích thân các Hoàng đế hoặc các đại thần biên soạn và việc chế tạo được giao cho Hữu ty thuộc bộ Lễ thực hiện.
Kim sách Vàng. Niên hiệu Gia Long thứ 5 (1806) Tháng 5 năm Bính Dần (1806), vua Gia Long lên ngôi hoàng đế ở điện Thái Hòa, kinh đô Huế. Bá quan văn võ dâng kim sách ca tụng công đức của ông. |
Theo TS. Nguyễn Văn Cường - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, hiện Bảo tàng đang lưu giữ sưu tập kim sách triều Nguyễn bằng vàng và bạc mạ vàng, theo khổ chữ nhật đứng, bìa trang trí hình rồng 5 móng và hình phượng, gáy đóng 4 khuyên tròn. Sự ra đời, mục đích, ý nghĩa và nội dung của kim sách hầu hết được ghi chép trong các bộ sử do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn như “Đại Nam thực lục”, “Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ”, “Đại Nam liệt truyện”,...
Bởi vậy, mỗi quyển kim sách không những chứa đựng những thông tin giá trị về lịch sử, văn hóa triều đại mà còn là một di sản vô giá. Đáng chú ý, nhiều quyển kim sách trong sưu tập có kèm theo kim bảo được đúc trong cùng thời điểm, cùng sự kiện.
Kim sách Vàng. Niên hiệu Gia Long thứ 15 (1816) Hoàng đế Gia Long lập Hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm làm Hoàng Thái tử (tức hoàng đế kế vị Minh Mệnh). |
Với 22 quyển kim sách tiêu biểu, được lựa chọn kỹ lưỡng và 10 kim bảo liên quan được giới thiệu tại trưng bày chuyên đề “Bảo vật Hoàng cung - Kim sách triều Nguyễn (1802 - 1945)”, đây là lần đầu tiên giới thiệu khá đầy đủ và hệ thống về kim sách triều Nguyễn nhằm cung cấp những dữ liệu để khách tham quan tìm hiểu, nghiên cứu về loại hình thư tịch đặc biệt cùng những vấn đề lịch sử, văn hóa thời Nguyễn và qua đó góp phần bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
Ấn bạc mạ vàng "Từ Dụ Thái hoàng Thái hậu chi bảo" Hoàng đế Hàm Nghi cho đúc cùng kim sách năm 1885 tôn Từ Dụ Hoàng thái hậu làm Từ Dụ Thái Hoàng Thái hậu. |
Trưng bày chuyên đề sẽ đón khách tham quan từ 31/3/2016 đến đầu tháng 8/2016.
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Văn hóa 02/11/2024 20:28
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
Văn hóa 02/11/2024 13:05
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch
Văn hóa 31/10/2024 15:07
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"
Văn hóa 30/10/2024 22:35
NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 30/10/2024 19:46
Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024
Văn hóa 28/10/2024 20:38
Triển lãm Conan lần đầu tại Hà Nội, sống lại ký ức 30 năm
Văn hóa 28/10/2024 06:06
Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX
Xã hội 26/10/2024 13:29