Có giải quyết được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp?
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Mỹ Đức: Chú trọng đầu ra sau mỗi khóa học | |
Vẫn chưa hạn chế được nạn “sính bằng cấp” |
Áp lực chuyển dịch cơ cấu lao động và di cư lao động
Theo dự báo từ ILO và Ngân hàng châu Á (ADB) trong Báo cáo "Quản lý dịch chuyển cơ cấu cho việc làm tốt", công việc phát triển tốt nhất tại hầu hết các nước lại đòi hỏi người lao động có kỹ năng trung bình và tốt. Tuy nhiên, một khi cộng đồng kinh tế giữa các nước ASEAN (AEC) được thành lập, mảng thị trường lao động nội khối ở nước ta sẽ được dự báo là sẽ tạo ra sự tăng trưởng bứt phá về việc làm nhờ những dòng lao động di cư mạnh mẽ hơn khi những lao động lành nghề được chứng nhận về trình độ, kỹ năng sẽ được di chuyển tự do hơn.
Di cư lao động vốn đã diễn ra mạnh mẽ trong khối ASEAN thời điểm trước khi thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và sẽ càng trở nên mạnh mẽ hơn sau thời điểm này. AEC có thể sẽ làm cho tỷ lệ lao động trẻ thất nghiệp tăng cao. Ông Gyogry Sziraczki, Giám đốc ILO tại Việt Nam, nhận định, việc thị trường lao động và các hệ thống đào tạo ít tìm được tiếng nói chung tại một số quốc gia trong AEC, trong đó có Việt Nam, có thể sẽ khiến cho lao động trẻ đối mặt với khó khăn khi tìm kiếm việc làm. Ngoài ra, những lao động yếu thế, dễ bị tổn thương cũng sẽ vất vả hơn trong hành trình tìm kiếm và giữ việc làm trong AEC.
Đào tạo nghề đang đứng trước thách thức thay đổi chương trình |
Bên cạnh đó, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế sẽ kéo theo chuyển dịch cơ cấu lao động dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng với những lao động có trình độ, kỹ năng. Tuy nhiên nhu cầu đối với những lao động có kỹ năng trung bình sẽ tăng nhanh nhất và sau đó là tới các công việc có kỹ năng thấp. Tới năm 2025, nhu cầu sử dụng lao động có kỹ năng trung bình sẽ tăng khoảng 28%. "Với tỷ lệ lao động biết chữ cao và thành quả đạt được trong giáo dục cơ bản, Việt Nam sẵn sàng với nguồn cung lao động có kỹ năng thấp, nhưng lại cần phải chuẩn bị nhiều hơn cho phân khúc việc làm có kỹ năng trung bình", ông G. Sziraczki nhận định.
Trước những đòi hỏi đã được dự báo từ thị trường lao động chung AEC và VN nói riêng, chưa bao giờ chất lượng nguồn nhân lực nước ta lại đứng trước yêu cầu cần được cải thiện cấp bách như vậy. Nhiều năm trước, khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), vấn đề này cũng đã được đặt ra. Nhưng lao động di chuyển trong WTO chủ yếu là lao động có trình độ cao, dịch chuyển theo các hợp đồng thương mại nên mức độ tác động chưa rõ rệt. Còn thời điểm hiện nay, khi quỹ thời gian để tham gia AEC chỉ tính bằng tháng, với những điều khoản hội nhập về thị trường lao động theo lộ trình thì việc đào tạo để chuẩn bị cho người lao động những hành trang cần thiết để gia nhập vào sân chơi chung là điều bức thiết.
Vì thế, Luật Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có hiệu lực, hy vọng sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo người lao động, cải thiện được dần dần những kỹ năng để họ gia nhập thị trường tốt hơn. Bởi Luật GDNN không quản lý số lượng lao động tuyển chọn đầu vào của các trường cao đẳng và trung cấp như cách làm kiểu giao chỉ tiêu như trước đây mà chỉ đưa ra tiêu chí kiểm soát chất lượng đầu ra. Ngân sách đào tạo sẽ được dùng để đặt hàng đào tạo các trường và nhiệm vụ của các trường là đào tạo đạt được chuẩn đầu ra theo quy định. Với những lao động tham gia đào tạo nghề theo trình độ của khu vực thì sẽ có chuẩn đầu ra riêng, trong đó ngoài trình độ tay nghề, trình độ ngoại ngữ cao cũng là một bắt buộc.
Những thách thức để tránh “bình mới rượu cũ”
Hệ thống trường nghề hiện có 190 trường cao đẳng, 300 trường trung cấp và 991 trung tâm dạy nghề cùng các cơ sở dạy nghề, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng… Và việc thống nhất các trường này thành một hệ thống nhất theo quy định của Luật GDNN đang khiến các cơ quan quản lý lúng túng. Vì vậy, thách thức đầu tiên là việc thống nhất hệ thống các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng nghề và các cơ sở dạy nghề thành một hệ thống gồm 3 trình độ: Sơ cấp, trung cấp và cao đẳng ra sao để các cơ sở đào tạo nghề không bị xáo trộn (khi mùa tuyển sinh năm 2015 đang bắt đầu). Việc thống nhất này không phải là việc cộng ghép với nhau bởi nó còn liên quan đến cả chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo của từng cấp.
Thách thức tiếp theo là phải đổi mới chương trình đào tạo cho phù hợp với thực tiễn thị trường lao động đang đòi hỏi hiện nay. Luật GDNN yêu cầu thay đổi đào tạo theo chuẩn đầu ra, trong đó chuẩn đầu ra chính là yêu cầu của người sử dụng lao động hay là yêu cầu của chính doanh nghiệp. Vì thế việc thiết kế chương trình đào tạo thế nào để có đầu ra đúng chuẩn cũng là một vấn đề mới. Theo Luật GDNN, chương trình đào tạo hoàn toàn do các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự chủ xây dựng theo yêu cầu của doanh nghiệp. Hiện, các trường dạy nghề ở cả ba cấp sơ, trung, cao đẳng cũng đang tập trung xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo theo chuẩn đầu ra. Tất nhiên việc thay đổi chương trình ra sao cho phù hợp với cả thầy, trò rồi đáp ứng được chuẩn đầu ra cũng không phải làm trong ngày một ngày hai… Từ năm 2015 một số trường đã chủ động tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, thiết bị, đặc biệt là mối quan hệ với doanh nghiệp. Một số trường cao đẳng lại đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất của nhà trường, đổi mới cách dạy, phải làm sao cho học sinh chủ động, đổi mới kiểm tra, kiểm soát. xây dựng chương trình, giáo trình giảng dạy theo quy định của Luật GDNN.
Thách thức nữa là công tác tuyển sinh đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề phải bảo đảm cả về số lượng và chất lượng. Năm nay, chỉ tiêu tuyển mới dạy nghề khoảng 2,15 triệu người, trong đó trung cấp nghề, cao đẳng nghề 250 ngàn người; sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng là 1,9 triệu người. Các cơ sở đào tạo nghề giải bài toán thu hút học sinh bằng tiêu chí nâng cao chất lượng đào tạo và giải quyết việc làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp ra sao? Theo thống kê thực tế, hiện chỉ có khoảng 2,5 đến 3,5% số học sinh tốt nghiệp THCS tham gia học nghề, tỷ lệ này thấp so với mục tiêu đề ra là năm 2020, phấn đấu có ít nhất 30% học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đi học nghề. Hiện các sở giáo dục và đào tạo cùng các trường nghề đang tích cực phối hợp với các cấp chính quyền địa phương nâng cao hiệu quả công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở vào học nghề. Công tác truyền thông, tư vấn, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh THPT đã được chú ý hơn...Tuy nhiên, cũng còn chờ thời gian mới có kết quả còn trong năm 2015 thì vẫn khó cải thiện.
Kinh nghiệm thực tế cho thấy, thành hay bại của các cơ sở đào tạo nghề phụ thuộc phần lớn vào công tác liên kết với các doanh nghiệp và hướng các doanh nghiệp cùng đồng hành trong hoạt động đào tạo lâu dài. Bởi những trường thu hút được đông học sinh vào trường thì nhà trường chắc chắn có mối liên hệ khăng khít với doanh nghiệp, ký kết đào tạo được với nhiều công ty và tập đoàn lớn. Đây là cơ sở cam kết cho lời giải bài toán giải quyết việc làm cho học sinh ngay khi họ vừa tốt nghiệp… Nhưng đáng tiếc, luật hiện vẫn chưa có những quy định cụ thể các doanh nghiệp phải tham gia vào đào tạo nghề như thế nào, làm những gì…
Khoảng 80% lao động qua đào tạo có việc làm Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - cơ quan chủ trì soạn thảo Luật GDNN, mục tiêu của luật là chú trọng đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động qua việc tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, tập trung đào tạo lao động có trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và hội nhập ASEAN, quốc tế; phân luồng đào tạo và phổ cập giáo dục nghề nghiệp cho thanh niên; phấn đấu đào tạo khoảng 2 triệu người/năm và khoảng 80% số người qua đào tạo có việc làm. Đến năm 2020, Việt Nam tiếp tục xây dựng các trường chất lượng cao tiếp cận trình độ quốc tế, khu vực ASEAN, đồng thời đào tạo các nghề trọng điểm được các nước trong khu vực ASEAN và thế giới công nhận. |
Hữu Thành
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11
Giáo dục 01/11/2024 06:42
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58
Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận
Xã hội 28/10/2024 06:01
Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc
Giáo dục 27/10/2024 22:47
Xã hội hóa góp phần cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục
Xã hội 26/10/2024 10:50