Có được đóng bổ sung chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Thanh toán các chế độ bảo hiểm xã hội 100% qua tài khoản cá nhân | |
Hà Nội: Triển khai chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội qua tài khoản cá nhân |
Chị Ngọc Dung (quận Đống Đa, thành phố Hà Nội) hỏi: Tôi làm việc tại một công ty được 15 năm nhưng vì doanh nghiệp nhỏ nên tôi và 3 nhân viên khác không được đóng bảo hiểm xã hội.
Nay, chủ doanh nghiệp đồng ý đóng bổ sung chế độ bảo hiểm xã hội trong 15 năm tôi làm việc. Vậy, tôi có được tính tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính từ thời điểm đó hay không? hay phải tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện? Trong trường hợp này, chủ doanh nghiệp có bị xử phạt và phải đóng bảo hiểm xã hội cho các thành viên khác không?
- Thông tin chị hỏi, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết:
Căn cứ quy định tại Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Điều 49 Luật Bảo hiểm y tế hợp nhất số 01/VNHN-VBQH ngày 10/7/2014; Điều 26 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt quy định hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Điều 216 Bộ Luật Hình sự năm 2015, người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật còn phải nộp số tiền lãi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bằng hai lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề, bảo hiểm y tế bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền thời gian chậm đóng.
Ngoài ra, người sử dụng lao động còn bị phạt tiền với mức từ 12%-15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (tối đa không quá 75 triệu đồng) và bị phạt từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cải tạo không giam giữ từ 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm đối với đơn vị sử dụng lao động gian dối hoặc thủ đoạn khác để không đóng, đóng không đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp từ 6 tháng trở lên.
Đối chiếu với quy định trên, đơn vị sử dụng lao động phải truy đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động và số tiền lãi của số tiền chưa đóng, chậm đóng, theo quy định và bị phạt mức tiền 12%-15% (tối đa không quá 75 triệu đồng) và bị xử lý theo Điều 216 Bộ Luật Hình sự 2015 nêu trên.
Để đảm bảo quyền lợi cho mình, đề nghị chị liên hệ cơ quan Bảo hiểm xã hội gần nhất để tiến hành thanh tra, kiểm tra đảm bảo quyền lợi của người lao động thuộc diện phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định.
B.D
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Đề xuất hai mức quà tặng người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Chính sách 27/10/2024 12:56
Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh
Chính sách 25/10/2024 12:14
Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô
Chính sách 23/10/2024 07:05
Hướng dẫn phụ huynh tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID cho con
Chính sách 19/10/2024 22:52
Người lao động đi làm ngày lễ, Tết được hưởng ít nhất 300% lương
Chính sách 19/10/2024 18:59
Điều chỉnh cách tính lương hưu của khu vực Nhà nước
Chính sách 13/10/2024 06:59
Mở rộng quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế
Chính sách 03/10/2024 10:52
Lương của nhà giáo sẽ được ưu tiên xếp cao nhất
Chính sách 01/10/2024 09:57
Người sử dụng lao động sẽ được hỗ trợ nhiều hơn
BHXH 26/09/2024 08:33
Sửa Luật Việc làm để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Chính sách 26/09/2024 07:25