Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu
Cần đánh giá thực trạng tài chính, cổ đông của tổ chức tín dụng | |
Triển khai thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng | |
Thúc đẩy việc xử lý nợ xấu | |
Xử lý nợ xấu nên theo hướng nào? |
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020”.
Việc sắp xếp lại các ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính và cho thuê tài chính để lành mạnh hóa, nâng cao nâng cao năng lực tài chính cả về quy mô và chất lượng, hiệu quả. (Ảnh NH SHB cung cấp) |
Định hướng cơ cấu lại tổ chức tín dụng
Đề án đưa ra định hướng và giải pháp cơ cấu lại ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (không bao gồm các ngân hàng thương mại mua bắt buộc).
Theo đó, các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đóng vai trò là lực lượng chủ lực, chủ đạo về quy mô, về thị phần, về khả năng điều tiết thị trường; đi đầu trong việc áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, năng lực quản trị tiên tiến, hiệu quả kinh doanh cao, an toàn trong hoạt động, chủ động hội nhập quốc tế; tích cực tham gia cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; thực hiện kinh doanh theo cơ chế thị trường và tuân thủ quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, tiếp tục chấn chỉnh, sắp xếp lại các ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính và cho thuê tài chính để lành mạnh hóa, nâng cao nâng cao năng lực tài chính cả về quy mô và chất lượng, hiệu quả, bảo đảm an toàn hệ thống; hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, công khai, minh bạch, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực về quản trị và an toàn hoạt động ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật và tiệm cận với thông lệ quốc tế.
Đề án cũng đề cập đến việc nâng cao vai trò và trách nhiệm của Ngân hàng Hợp tác xã trong điều hòa vốn, kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ khoản vay của khách hàng; hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ ngân hàng, công nghệ thông tin, hỗ trợ hoạt động ngân hàng đối với quỹ tín dụng nhân dân thành viên; tham gia xử lý đối với quỹ tín dụng nhân dân thành viên gặp khó khăn hoặc có dấu hiệu mất an toàn trong hoạt động.
Giải pháp xử lý nợ xấu
Về giải pháp xử lý nợ xấu, Đề án nêu rõ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức tín dụng, VAMC và các tổ chức, cá nhân có liên quan tiếp tục triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp.
Cụ thể, tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu theo Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó, các tổ chức tín dụng đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp; tăng cường trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu; tiếp tục cơ cấu lại nợ, hỗ trợ vốn để khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi; bổ sung, hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản bảo đảm; thu nợ và xử lý tài sản bảo đảm; kiểm soát chặt chẽ và giảm chi phí hoạt động; hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh trong tương lai.
Khách hàng vay phải tự củng cố, chấn chỉnh hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, quản trị, tăng cường ứng dụng công nghệ và khả năng cạnh tranh; chủ động, tích cực phối hợp với tổ chức tín dụng xây dựng và triển khai các phương án cơ cấu lại nợ, tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh; chủ động phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu; tham gia tích cực vào các chương trình, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp do Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương triển khai.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các bộ, ngành và địa phương tiếp tục thực hiện giải pháp về cơ chế, chính sách tiền tệ, tín dụng và ngân hàng; đồng thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và hỗ trợ thị trường, giảm lượng hàng tồn kho, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, kích thích đầu tư và tiêu dùng trong nước; phát triển thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng cường công tác thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện các quy định về cấp tín dụng, an toàn hoạt động và phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và đẩy mạnh công tác về quản lý, thanh tra, giám sát trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và doanh nghiệp nhà nước.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền
Tài chính 20/11/2024 18:27
TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử
Tài chính 19/11/2024 10:18
Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%
Tài chính 19/11/2024 06:18
Cơ quan thuế sắp triển khai hoãn xuất cảnh tự động
Tài chính 14/11/2024 06:38
Đề xuất bãi bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua đường chuyển phát nhanh
Tài chính 09/11/2024 12:15
Đề xuất chủ sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho hộ kinh doanh
Tài chính 09/11/2024 07:19
Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để đưa dòng tiền vào thị trường
Tài chính 09/11/2024 07:12
Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế
Tài chính 07/11/2024 14:47
Vốn tín dụng cho “tam nông”
Tài chính 07/11/2024 06:35
Cổ phiếu công ty của ông Donald Trump biến động mạnh
Tài chính 06/11/2024 15:27