Chuyện về các “bà đỡ” đêm giao thừa
Những em bé đặc biệt
Nằm trong phòng chờ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, sản phụ Trương Thị Hồng Nhung (Tây Mỗ, Nam Từ Liêm) cho biết, chị đã qua ngày dự sinh 2- 3 ngày nhưng không có biểu hiện chuyển dạ. Đúng sáng 30 tết (18/2) thì Nhung mới bắt đầu có những cơn đau bụng, vợ chồng vội đưa nhau vào viện. Tưởng đẻ ngay nhưng đã qua giao thừa mà em bé vẫn không chịu “ chui” ra. Hộ sinh Phạm Thị Tuyết Chinh cho biết, trong số hơn 10 sản phụ đang chờ sinh tại khoa vào đúng thời điểm chuyển giao của năm cũ và năm mới thì Nhung là người đặc biệt nhất với cơn chuyển dạ kéo dài hơn 16 giờ. Nhiều khả năng, em bé con sản phụ Nhung sẽ là công dân tuổi Ất Mùi đầu tiên của Thủ đô.
Nén những cơn đau đẻ Nhung gượng cười nói: “ Em cứ tưởng sinh con năm ngựa, hóa ra lại sinh năm dê. Cảm giác vô cùng hồi hộp. Nếu con sinh đúng mùng một Tết thì nhà em hai bố con trùng ngày sinh. Hy vọng con có tài giống bố”.
Lời chị Nhung vừa dứt thì giường kế bên, một sản phụ khác đã có dấu hiệu chuyển dạ. Ngay lập tức, sản phụ được đưa vào phòng sinh. Không quá 10 phút sau, em bé cất tiếng khóc đầu tiên trước sự vui sướng của ca trực. Khi ấy là 1h20 phút ngày 1/1 năm Ất Mùi. Trái với dự đoán của các bác sĩ kíp trực, công dân đầu tiên của Thủ đô lại là bé trai nặng 3,6kg con của sản phụ Đỗ Thị Chi và chồng là Trần Đình Hiền ở Đông La, Hoài Đức. Sản phụ Chi nhập viện vào lúc 13h56’, đến 1h20’ thì sinh theo phương pháp sinh thường. Mẹ chồng chị Chinh cho biết, bé là con thứ 3. Hai lần trước con dâu bà đã sinh 1 trai, 1 gái. Gia đình rất vui khi đón thêm thành viên mới đúng vào đêm mùng một. Bé đã được đặt tên là Trần Thanh Tâm.
Sau cuộc vượt cạn thành công, mẹ và bé rất khỏe mạnh. Chị Chi cho biết không ngờ lại sinh con vào đúng giao thừa năm Ất Mùi. "Trước đó tôi có đi siêu âm thì phải 4 ngày nữa mới sinh nhưng chỉ cách đây vài tiếng tôi đột nhiên trở dạ và được gia đình đưa đi viện", chị Chi nói.
Có mặt đúng vào thời khắc giao thừa, TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã đến từng khoa chúc tết, động viên đội ngũ cán bộ trực và gia đình sản phụ. TS Ánh nhấn mạnh, dù đây là thời điểm giao thừa nhưng không vì thế mà kíp trực lơ là. Vừa chúc tết nhưng cũng là giao nhiệm vụ, TS Ánh nhấn mạnh: “Mẹ tròn con vuông là điều mà không chỉ các gia đình mong muốn mà đó là trọng trách của người thầy thuốc”.
59568
Niềm vui người thầy thuốc
Điều dưỡng Nguyễn Thị Phương, khoa A2, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết đây là năm thứ 3 chị trực giao thừa. Chồng là bộ đội đóng quân ở Sơn Tây, có những năm cả hai vợ chồng cùng trực, nhà khóa cửa con gửi ông bà. Mùng 2 tết, vợ chồng mới đón con từ ông bà về, hôm đó mới là giao thừa của gia đình. Tết năm nay, chồng chị Phương được nghỉ ca đầu nên con không phải đón giao thừa ở nhà ông bà, bàn thờ cũng được châm hương trong thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới.
Khi tôi hỏi có chạnh lòng không khi không được sum vầy bên gia đình trong dịp tết, giọng chị Phương trùng xuống: “Tết đầu tiên lấy chồng thì đã phải đi trực rồi. Khi ấy chưa có con, một mình lủi thủi, cảm giác buồn nao lòng. Năm sau có thêm con, nhà bớt quạnh quẽ nhưng đặc thù công việc nên cả hai vợ chồng đều phải trực. Chưa bao giờ gia đình có một cái tết trọn vẹn với đủ các thành viên cùng nhau. Vì thế, tôi tranh thủ trước tết sắm đồ biếu nội ngoại hai bên, rồi lại tất tả vào viện trực. Riết thành quen, bố mẹ, anh chị em cũng thông cảm”.
Theo báo cáo từ hơn 1.000 bệnh viện trong dịp tết Ất Mùi (tính đến 17 giờ ngày 23-2-2015) có 226.068 lượt bệnh nhân khám cấp cứu, trong đó do tai nạn giao thông là 40.008 lượt (dịp tết 2014 là 43.569 lượt), do đánh nhau là 6.207 lượt, do pháo nổ là 55 người. Đặc biệt, trong dịp Tết cũng có hơn 20.800 trẻ chào đời. Riêng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong dịp này cũng đón 333 trẻ. |
Thiệt thòi là thế, nhưng khi nói về công việc trong những ngày trực tết, chị Phương hào hứng hẳn lên. Chị bảo, rất vui vì được đón em bé đúng thời khắc giao thừa. Mỗi một em bé chào đời, chúng tôi trao cho gia đình thấy trong mắt họ hân hoan niềm sung sướng, bao nhiêu mệt nhọc, vất vả tan biến.
Có thâm niên trực tết nhiều hơn Phương, hộ sinh Phạm Thị Tuyết Chinh lại rất hào hứng đi trực tết, đặc biệt là trực đêm giao thừa. Hơn 10 năm làm ở viện thì chừng ấy năm chị Chinh trực tết và quá nửa thời gian trực đúng đêm giao thừa. “Chẳng ông chồng nào thích vợ đi trực đêm nhưng vẫn phải tạo điều kiện. Đã yêu thương nhau thì phải chấp nhận đặc thù nghề nghiệp của nhau. Thú thực là, mình ở cùng với bố mẹ chồng nên cũng không phải lo toan nhiều. Cả nhà cũng biết, cảm thông với công việc bận rộn của mình nên ông bà thường sắm sửa hết, mình chỉ phụ khi nào có điều kiện thôi.” – chị Chinh nói.
Dứt lời, chị Chinh say sưa kể về những kỷ niệm trực giao thừa. Chị bảo, trước đây người ta thường tránh sinh vào tết (nhất là tối 30 ngày mùng 1) nên những ngày này lượng sản phụ nhập viện thường vắng hơn ngày thường. Nhưng năm nay, có thể năm đẹp nên chỉ tính riêng tại khoa sinh thường lượng bệnh nhân lưu ở khoa nhiều hơn mọi năm. Hiện có 12 sản phụ đang chờ sinh. Nhiều ca mặc dù được tư vấn nên mổ trước giao thừa nhưng gia đình vẫn cố chờ sang năm Ất Mùi vì quan niệm là năm đẹp. Mỗi lần trực là một lần gom lại chút ít kỷ niệm. Từ việc cùng kíp trực chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa tại khoa đến việc vừa trực chờ bệnh nhân chuyển dạ vừa ngó ra cửa sổ ngắm pháo hoa ở hồ Ngọc Khánh. Hay như năm trước, khi cả kíp trực đang chuẩn bị đón giao thừa thì bất ngờ một bệnh nhân phải mổ đẻ cấp cứu. Vậy là cả kíp trực khẩn trương theo sản phụ sang phòng mổ. Chỉ đến khi sản phụ được mổ xong, mẹ và em bé an toàn thì cả kíp trực mới lục tục trở về khoa. Khi ấy giao thừa đã qua.
Chúng tôi thì hiểu rằng, chị Chinh nói là thích trực tết cũng không hẳn vậy bởi người phụ nữ nào cũng coi gia đình là nơi sum họp, nhất là trong những ngày tết. Thế nhưng hầu hết các bác sĩ sản đều lấy đó làm niềm vui. Bởi so với những bác sĩ trực cấp cứu khác thì rõ ràng trực sản vẫn mang đến cho gia đình bệnh nhân niềm vui, thắp lên trong họ một mùa xuân của sự sinh sôi, phát triển.
N. Huyền
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38