Chuyên gia chia sẻ 11 điều cần dạy con để trẻ tránh bị xâm hại
Trẻ bị xâm hại và nỗi đau khó xóa | |
Ba trẻ bị xâm hại mỗi ngày |
Hãy trang bị cho con những kỹ năng, thái độ sống tốt nhất
Cha mẹ nào cũng muốn những điều tốt nhất cho con mình, tuy nhiên chỉ giáo dục con thôi thì chưa đủ, quan trọng hơn là việc nuôi dạy trẻ đúng cách và luôn ở đó khi con cần. Mặc dù không thể dạy cho trẻ mọi thứ, nhưng có một số kỹ năng quan trọng mà các bậc cha mẹ đều nên hướng dẫn cho con.
TS. Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho biết: “Tôi nghĩ điều quan trọng nhất với con tôi là sự sinh tồn, nghĩa là sống còn. Sau đó là sống tốt, rồi đến sống hạnh phúc và cuối cùng là sống thành công. Việc đảo ngược lại là không hợp lý. Đặc biệt khi con chưa an toàn thì không thể hạnh phúc hay thành công. Chuyện học hành của con ở lớp, ở trường cũng được thực hiện theo tiêu chí đó và đặc biệt là con phải tự làm mọi việc kể cả giải quyết mâu thuẫn vì con sẽ phải tự lo mọi thứ sau này.”
TS. Vũ Thu Hương - Giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. |
Việc dạy kỹ năng đúng cách ngay từ nhỏ là điều rất quan trọng, nên việc dạy kỹ năng sống cho con như thế nào để đạt hiệu quả mới là điều cần thiết. Với tiêu chí như trên, việc đầu tiên TS Thu Hương làm là tìm hiểu các tài liệu để dạy con an toàn rồi mới đến các việc khác.
Điều quan trọng là không dọa con bằng các nguy cơ mà chỉ đặt ra các tình huống giả định và đề nghị con tìm cách xử lý. Với các tình huống như vậy, trẻ sẽ nhận biết cuộc sống một cách nhẹ nhàng và luôn tìm cách giải quyết các vấn đề của mình chứ không đổ lỗi cho ai.
Không nên “trả tiền lương” khi con làm việc nhà
Việc cha mẹ giáo dục kỹ năng sống cho con sai cách cũng sẽ dẫn tới hiệu quả đi ngược lại, TS Thu Hương cho biết: “Có một số cha mẹ dạy con làm việc nhà nhưng lại trả tiền lương cho con. Điều này khiến con đã nghĩ rằng việc nhà là việc của bố mẹ. Bố mẹ muốn con làm việc nhà thì phải trả công.
Vì thế, con sẽ không tự giác mà có thái độ mặc cả với bố mẹ. Ngoài ra, có nhiều bố mẹ dạy con theo kiểu chỉ cắt vài động tác cho con làm rồi phần còn lại thì để con mình làm. Điều này có thể dạy con kĩ năng nhưng không dạy con ý thức. Sau này con sẽ làm việc kiểu vừa làm vừa bày ra và không có ý thức kết thúc công việc gọn gàng”.
TS. Thu Hương cho biết, cũng có bố mẹ xây dựng những sân chơi rất công phu để dạy con kĩ năng sống, tuy nhiên, thực tế ngoài đời không công phu và hoành tráng như vậy. Điều đó đã khiến con có cái nhìn thiên lệch về công việc. Con trẻ sẽ cho rằng, muốn con làm việc thì điều kiện phải rất tốt, nếu điều kiện tệ hơn, con sẽ không làm. Vì thế con trẻ sẽ vẫn tồn tại tính ỷ lại và còn oán trách và đổ lỗi cho mọi người.
Mặc dù không thể dạy cho trẻ mọi thứ, nhưng có một số kỹ năng quan trọng mà các bậc cha mẹ đều nên hướng dẫn cho con. Ảnh: Internet. |
Không dùng đòn roi để dạy con
Phụ huynh Việt Nam vẫn còn mang nặng tâm lý “yêu cho roi cho vọt”, qua bao thế hệ, biết bao nhiêu đứa trẻ lớn lên với những trận đòn roi mà cha mẹ cho đó là cách giúp con cái nên người. Dùng roi vọt là cách đối xử không công bằng của người lớn đối với trẻ nhỏ.
Nó thể hiện sự lạm dụng quyền uy, sự bất lực của nhưng người làm cha mẹ trong giáo dục con cái. Quát mắng và đánh đập trẻ nhỏ không những vi phạm quyền trẻ em, mà còn làm tổn thương con trẻ cả về thể xác lẫn tinh thần.
TS. Vũ Thu Hương cho rằng, việc dạy con bằng roi vọt chỉ là cách dạy thú trong rạp xiếc. Với con người, có rất nhiều con đường để dạy trẻ, vì trẻ có khả năng tư duy, cảm nhận rất tốt. Chính lẽ đó chị cực lực phản đối dạy con theo cách thức như vậy. Dạy con bằng đòn roi còn khiến con có khoảng cách rất xa với cha mẹ.
Cha mẹ giống như người cai quản, phán xét con, điều này khiến cho con không thể nhìn thấy tiếng nói chung với cha mẹ mình và bé sẽ cảm thấy cô đơn. Khi lớn lên, trẻ sẽ chia sẻ tâm tư với người khác mà không chia sẻ với cha mẹ mình, đây là mối nguy hiểm tiềm tàng.
Thay vì dùng đến đòn roi thì TS. Hương chia sẻ: “Chúng ta cần tạo ra luật lệ và thực hiện nghiêm túc luật đó. Cha mẹ nếu sai cũng phải chịu phạt. Điều này sẽ dễ dàng để con tuân thủ và cũng không có nhiều khúc mắc với cha mẹ”.
Dạy con kỹ năng phòng vệ và tránh xa kẻ xấu
Trong vài năm trở lại đây, qua nghiên cứu các báo cáo, thống kê của các cơ quan chức năng, tình hình xâm hại trẻ em ngày một tăng cao. Ở Việt Nam trung bình cứ mỗi 8 giờ trôi qua lại có một trẻ em bị xâm hại tình dục, đa số thủ phạm là người quen của nạn nhân.
Trước thực trạng ngày càng nghiêm trọng và nhức nhối của các vụ xâm hại trẻ em, TS. Vũ Thu Hương đưa ra phương pháp giúp các bậc phụ huynh hướng dẫn cho bé bằng cách để cha mẹ cùng con chơi các trò chơi đóng vai, cha mẹ đóng vai kẻ xấu và con sẽ thoát ra, từ đó trẻ sẽ ý thức được các mối nguy hiểm.
TS. Hương chia sẻ một số điều cha mẹ cần dạy con tránh khỏi bị xâm hại và bắt cóc
1. Khi muốn đi đâu ra khỏi nhà cần xin phép cha mẹ.
2. Khi cha mẹ nhờ ai đón hộ cần có “mật mã” để trao đổi với trẻ tránh bắt cóc.
3. Dặn trẻ tuyệt đối không nhận quà cáp của người lạ.
4. Nếu có ai cần giúp đỡ yêu cầu trẻ, trẻ phải chạy đi báo cho các chú công an, cảnh sát vì trẻ không đủ khả năng làm việc này.
5. Cần thuộc các số điện thoại của người thân.
6. Không nên tò mò tụ tập tại những nơi công cộng.
7. Đi chơi, trẻ nên đi cùng nhóm bạn từ 3 - 4 người.
8. Không cho phép trẻ một mình ra ngoài đường khi trời tối.
9. Không cho ai động chạm vào phần kín của mình.
10. Khi thấy ai đó khả nghi đi theo mình, lập tức đi về phía chú công an và nhờ chú đưa về nhà. Nếu trên đường không có chú công an nào thì chọn một bác phụ nữ già nhất, trông dáng vẻ đang đi chợ để đến gần hỏi han. Kẻ xấu sẽ tưởng trẻ gặp người nhà và bỏ đi.
11. Khi bị ai đó bắt thì không hét cứu con với mà hét cháy nhà. Hét thật to và vùng bỏ chạy.
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21