Chuyển đổi số vì một Việt Nam hùng cường
Diễn đàn có sự tham gia của Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Mạnh Hùng cùng 700 đại biểu lãnh đạo cấp cao từ các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương, các doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đi thăm các gian hàng giới thiệu sản phẩm công nghệ thông tin tại Diễn đàn. |
Với chủ đề "Chuyển đổi số vì một Việt Nam hùng cường", diễn đàn đặc biệt nhấn mạnh tính cấp thiết của việc tiến hành chuyển đổi số tại Việt Nam. Chuyển đổi số không chỉ là một xu thế về công nghệ trên toàn cầu, mà còn tác động vô cùng sâu rộng lên các lĩnh vực của nền kinh tế - chính trị - xã hội.
Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo Diễn đàn. |
Theo nghiên cứu từ năm 2017 của Microsoft, tác động mà chuyển đổi số mang lại cho GDP tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2017 là khoảng 6%, năm 2019 được dự đoán là 25% và tới năm 2021 là 60%. Chuyển đổi số cũng làm tăng năng suất lao động 15% trong năm 2017, dự kiến 2020 là 21%; 85% công việc trong khu vực sẽ bị biến đổi trong ba năm tiếp theo. Còn công ty nghiên cứu McKensey chỉ ra rằng, vào năm 2025, mức độ tác động của chuyển đổi số tới GDP của nước Mỹ là khoảng 25%, còn ở các nước châu Âu là khoảng 36%.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Diễn dàn. |
Tại Việt Nam, đề án Chuyển đổi số Quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng cũng nhận định: Chuyển đổi số đang tác động ảnh hưởng sâu rộng đến cấu trúc và các mối quan hệ trong nền kinh tế toàn cầu như thay lao động chân tay bằng tự động hóa; thay vốn bằng tri thức và dữ liệu; thay đổi toàn diện mối quan hệ của chính quyền với người dân và giữa các chủ thể trong nền kinh tế thông qua việc xóa bỏ các cơ chế trung gian trong chuỗi giá trị bằng công nghệ kết nối trực tiếp; thay đổi thói quen tiêu dùng cũng như hành vi ứng xử của toàn xã hội.
Với Việt Nam, áp lực từ công cuộc chuyển đổi số đang ngày càng gia tăng, thậm chí mang tính "sống còn" đối với sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp. Những hiệu quả mà chuyển đổi số mang lại không chỉ là việc nâng cao năng suất, tối ưu hóa nguồn lực, gia tang các trải nghiệm của người mà còn là yếu tố giúp doanh nghiệp xây dựng được năng lực cạnh tranh, bắt kịp thời đại và dẫn đầu xu hướng.
Sự kiện quy tụ nhiều doanh nghiệp, tổ chức về công nghệ thông tin trong nước và quốc tế. |
Phát biểu tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: "Chuyển đổi số mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam. Đây là một sự thay đổi mang tính toàn diện, đến từng doanh nghiệp, từng tổ chức, đến từng người dân, đến mọi lĩnh vực. Một khối lượng công việc khổng lồ, một sự chuyển dịch mang tính lịch sử, ngàn năm mới có một lần. Việt Nam muốn thay đổi thứ hạng thế giới thì phải đi nhanh và đi đầu để có lợi thế cạnh tranh. Chuyển đổi số không cần nhiều cơ sở vật chất mà cái cần chính là thay đổi tư duy".
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ đạo, trong thời gian tới, cần nhấn mạnh 5 yếu tố nền tảng là: Thể chế, hạ tầng, an ninh mạng, các giải pháp nền tảng (Platform) và đào tạo. Đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ thông tin, mỗi người phải "nhận lấy" một nền tảng số để xây dựng, góp phần đẩy nhanh công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch VINASA cho rằng: "Để chuyển đổi số thành công tại Việt Nam, mỗi địa phương, mỗi bộ ngành, doanh nghiệp, tổ chức nên bắt đầu từ một lĩnh vực được lựa chọn như một "điểm đột phá" để tập trung nguồn lực với những chính sách cụ thể để tiến hành chuyển đổi số.
Khi đã tìm được đướng hướng phát triển, với nền tảng vững chắc, bền vững, cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm tư vấn chiến lược, các tổ chức, doanh nghiệp đó có thể đo đếm, đánh giá tính hiệu quả thực sự để điều chỉnh và tìm ra giải pháp phù hợp nhất dựa trên đặc tính cơ sở.
Câu chuyện về quyết tâm Xây dựng trung tâm Trí tuệ nhân tạo tại Quy Nhơn là một ví dụ cho điều này. Với quyết tâm cao của địa phương và những tư vấn từ các chuyên gia công nghệ có kinh nghiệm về chuyển đổi số, đây sẽ là nơi thu hút nhân tài khu vực miền Trung, đào tạo mới cũng như hội tụ đội ngũ nhân sự tài năng về trí tuệ nhân tạo để cung ứng cho công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam. Các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp khác cũng có thể từ những thông tin, kiến thức thu được từ Diễn đàn có thể tìm ra những định hướng riêng cho mình".
Với mục tiêu "Chuyển đổi số vì một Việt Nam hùng cường", Diễn đàn này cũng nhấn mạnh đến yếu tố một tiên quyết – đó là sự đồng thuận, chung tay của Chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng công nghệ.
Ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT khẳng định: "Có thể nói, đến nay, các doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ tiên phong tại Việt Nam đã sẵn sàng và đang từng bước cung cấp các giải pháp cho chuyển đổi số. Với những nền tảng mang tính toàn diện, đi vào chiều sâu, sự thấu hiểu quy trình - kinh nghiệm chuyển đổi số cùng nguồn nhân lực chuyên môn cao, đây sẽ là động lực để Việt Nam có thể bứt phá và bắt kịp tốc độ công nghệ vũ bão của thế giới".
Cũng tại Diễn đàn lần này, đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông đã trình bày bản cập nhật mới nhất của Đề án Chuyển đổi số quốc gia mà Bộ đang xây dựng, nhằm thu hút thêm những ý kiến và đóng góp tích cực cho việc hoàn thiện công trình này.
Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đánh giá cao nội dung các toạ đàm, tham luận tại Diễn đàn khi cùng chia sẻ, cùng bàn, góp ý vào Đề án Chuyển đổi số quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, sao cho đúng tinh thần "mục tiêu lớn, hành động cụ thể, thật thiết thực. Một công trình lớn phải được xây nên từ những viên gạch nhỏ".
Nói về tâm thế khi thực hiện chuyển đổi số, Phó Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh thực tế Việt Nam đi sau các nước nên muốn bằng hay vượt lên thì sẽ phải nỗ lực gấp nhiều lần. Tâm thế ấy cần hoà cùng khát vọng, quyết tâm và truyền thống đáng tự hào, lịch sử đặc biệt của dân tộc.
Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng cho rằng trước hết phải tập trung xây dựng môi trường pháp lý làm sao để doanh nghiệp công nghệ thông tin có sự hỗ trợ của Nhà nước, có trách nhiệm với xã hội khi ứng dụng công nghệ mới. Hay hành lang pháp lý cho những mô hình kinh doanh mới dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin. Tới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông có vai trò rất quan trọng cùng với sự hợp tác của các bộ, ban nghành trong việc tiếp nhận những bức xúc, vướng mắc hiện nay trong ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin để trình Chính phủ, Thủ tướng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tin khác
Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam
Công nghệ 21/11/2024 13:54
Apple sắp ra mắt thiết bị nhà thông minh kết hợp AI
Công nghệ 15/11/2024 07:20
VinFast VF DrgnFly - xe đạp điện cá tính chinh phục mọi khách hàng
Xe máy 13/11/2024 20:00
Xe cứu hỏa điện đột phá như đến từ tương lai
Ô tô 12/11/2024 14:57
Google thử nghiệm tìm kiếm bằng giọng nói liền mạch và phản hồi cực nhanh
Công nghệ 12/11/2024 07:53
Trí tuệ nhân tạo (AI) - Bước đột phá giúp hoàn thiện bản đồ não bộ con người
Công nghệ 11/11/2024 07:30
Ford Việt Nam triển khai “Đại tiệc sale” với nhiều ưu đãi hấp dẫn trong tháng 11
Ô tô 08/11/2024 15:02
iPhone 17, trải nghiệm mới cho người dùng smartphone
Điện thoại 06/11/2024 06:29
MacBook Pro thế hệ tiếp theo, nâng tầm trải nghiệm người dùng
Công nghệ 05/11/2024 09:49
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Công nghệ 02/11/2024 20:33