Chuyện cựu chiến binh làm giàu
Hãy ủng hộ những người làm giàu có tâm, có tài | |
9 thói quen khiến bạn mãi nghèo khó |
Thoát nghèo từ nghề trồng hoa
Ở đời, tuổi già thường là lúc con người ta nghỉ ngơi hưởng an nhàn, nhưng với những cựu chiến binh, dù tuổi đã cao, họ vẫn bắt tay vào làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Tháng 9/1965 theo tiếng gọi của Đảng, của Bác Hồ, ông Lê Văn Thiệu lên đường nhập ngũ, tham gia vào các chiến trường đi đánh Mỹ. Tháng 10/1975 khi đất nước giải phóng, ông phục viên và bắt tay vào phát triển kinh tế.
Ông Thiệu chăm sóc những công đoạn cuối cùng để cho ra vụ hoa Tết đẹp nhất |
Mang trong mình nhiều di chứng chiến tranh nhưng người lính cụ Hồ, Lê Văn Thiệu (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) vẫn luôn nêu cao tinh thần tự học, chăm chỉ lao động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Ông luôn tâm niệm “còn sức khỏe là còn lao động và phải làm ra những sản phẩm bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng và gắn chặt với ý nghĩa cội nguồn của dân tộc”. Với quan niệm đó, nghĩ là làm, hai vợ chồng ông đã trồng rau và hoa trên diện tích hơn 700m2 đất được giao khoán, đem lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình.
Ngày cuối tuần về làng hoa Tây Tựu, ghé thăm khu trồng hoa của vợ chồng ông Thiệu mới thấy được không khí hối hả khi tết Nguyên đán đang cận kề. Cánh đồng hoa với đủ các chủng loại, nào hồng, nào cúc, nào đồng tiền, nào ly,.... đang đua nhau khoe sắc, rực rỡ khắp một vùng trời.
Rời quân ngũ ông Chiến xây dựng mô hình trang trại và đầu tư chăn nuôi |
Những ngày này ông Thiện phải tất bật các công đoạn cuối để cho ra những lứa hoa tươi, đẹp nhất giúp người tiêu dùng đón Tết trọn vẹn. Đây cũng là dịp để gia đình tăng thu nhập, đón Tết sung túc để không khí đón Tết cổ truyền thêm rộn ràng, đầm ấm.
Ông Thiện chia sẻ: “Trồng hoa rất khó. Tuy không yêu cầu quá cao về kỹ thuật nhưng đòi hỏi người trồng phải nhạy bén, kiên trì, nắm bắt được diễn biến của thời tiết để có cách chăm sóc sao cho thích hợp. Tôi thường trồng những loại hoa cổ truyền vì ngày Tết tôi muốn níu giữ những gì được xem là cội nguồn, là cổ truyền của dân tộc. Những ngày cuối năm, chỉ mong cho mưa thuận, gió hòa để người dân trồng hoa có cái Tết sung túc hơn.”
Gác tay súng, xây dựng trang trại
Rời mảnh đất Tây Tựu rực rỡ sắc hoa, chúng tôi trở về cánh đồng vốn trước là vùng đất cằn cỗi của huyện Chương Mỹ, gặp cựu chiến binh Hồ Đặng Văn Chiến. Chiến tranh kết thúc, người lính ấy trở về quê hương với chiếc ba lô chỉ có vài bộ quần áo đã sờn. Nhưng ông đã cùng gia đình xây dựng kinh tế vươn lên làm giàu từ chính đôi bàn tay và ý chí kiên cường của người lính năm xưa.
Khi cả nước thực hiện “khoán 10”, đất nông nghiệp được giao về tay người lao động cũng là mốc thời gian ghi dấu thay đổi cách làm ăn của gia đình ông Chiến. Năm 1984, ông bàn với vợ con tập trung vay mượn tiền để phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình trang trại nhỏ. Xác định đã làm là phải thành công, nên ông cẩn trọng từ việc lựa chọn cây giống. Để có kiến thức làm trang trại, ông học hỏi từ người đi trước, những người làm kinh tế tiêu biểu của các địa phương.
Với diện tích chỉ 1.3ha, gia đình ông Chiến chọn trồng mía và đu đủ. Để đảm bảo quả đu đủ ngon và ngọt, ông ra tận Viện Nghiên cứu cây ăn quả ký hợp đồng cung cấp cây giống chuẩn. Năm 1990, ông tiếp tục thuê đất của các hộ gia đình nông dân trong xã để mở rộng mô hình trang trại và đầu tư chăn nuôi theo mô hình liên doanh liên kết với nước ngoài. Mô hình đảm bảo nguồn tiêu thụ sản phẩm cũng như con giống và thực hiện đúng các quy định để đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn.
Mặc dù bận rộn với công việc nhưng suốt mấy chục năm nay, cứ mỗi dịp xuân về, Tết đến, lòng những người cựu chiến binh như ông Thiệu, ông Chiến lại cùng chung một nỗi nhớ. Họ nhớ về những kỷ niệm xưa, nhớ đêm giao thừa thời chiến và lòng quặn đau khi nghĩ về sự hy sinh của những người đồng đội. Mỗi khi Tết đến, các ông lại cùng con cháu về lại chiến trường thắp lên những nén hương cho đồng đội, cho những người anh hùng đã hy sinh nơi mảnh đất này. Để rồi, sau đó họ lại cùng nhau phấn đấu phát huy tiếp những phẩm chất đáng quý của người lính trong cả khi thời bình. |
Ông Chiến tâm sự: “Xuất ngũ trở về địa phương, tham gia Hội Cựu chiến binh, chúng tôi tiếp tục kết hợp với nhau bàn về phương pháp làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước về dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, nhận thấy đây là hướng làm giàu, chúng tôi mạnh dạn chuyển đổi để làm trang trại. Điều này tạo điều kiện cho chúng tôi phát triển kinh tế gia đình”.
Chẳng những chăm chỉ phát triển kinh tế, với cách sống vì cộng đồng nên các công trình phúc lợi của xóm, xã hay các hoạt động lễ hội truyền thống, ông Chiến đều tích cực công ích cho địa phương. Năm nào gia đình ông cũng đi đầu trong các phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Quỹ khuyến học’’ của địa phương.
Không khí xuân đang tràn về mọi nhà, mọi vùng miền trên đất nước. Bên những nồi bánh chưng sôi sùng sục, hơi ấm nồng nàn tỏa ra từ những bếp củi thêm ấm bởi những câu chuyện chiến tranh khi xưa cùng với những câu chuyện vươn lên thoát nghèo.
“Mình chiến đấu, hết chiến tranh được trở về có gia đình, vợ con thế này là hạnh phúc lắm rồi. Còn bao nhiêu anh em đồng đội đã ngã xuống. Xuân về, thấy nhớ họ lắm” - ông Thiệu bồi hồi. Mặc dù bận rộn với công việc nhưng suốt mấy chục năm nay, cứ mỗi dịp tết đến, trong lòng những người cựu chiến binh như ông Thiệu, ông Chiến lại cùng chung một nỗi nhớ.
Họ nhớ về những kỷ niệm xưa, nhớ đêm giao thừa thời chiến và lòng quặn đau khi nghĩ về sự hy sinh của những người đồng đội. Các ông lại cùng con cháu về lại chiến trường, thắp lên những nén hương cho đồng đội, cho những người anh hùng đã hy sinh. Để rồi, sau đó họ lại cùng nhau phấn đấu phát huy tiếp những phẩm chất đáng quý của người lính trong cả khi thời bình.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31
Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm “siêu xanh, siêu xinh” đến từ Vinamilk
Cộng đồng 13/11/2024 20:04
Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh
Xã hội 13/11/2024 11:33
Lưu giữ dịu dàng của Hà Nội trong những bức ảnh
Cộng đồng 12/11/2024 06:22