Chương trình Sữa học đường: Trăm nghe không bằng mắt thấy

(LĐTĐ) Những con số nói lên sự cải thiện về phát triển thể lực, tầm vóc của trẻ mầm non, tiểu học sau thời gian triển khai chương trình Sữa học đường, những tâm sự và chia sẻ của chính những người vừa là cô giáo, vừa là mẹ hiền về hiệu quả của việc trẻ được uống sữa mỗi ngày..., khiến cho những người thực hiện chương trình có thêm sức mạnh để tiếp tục làm tốt hơn nữa.
chuong trinh sua hoc duong tram nghe khong bang mat thay Sữa học đường góp phần cải thiện thể trạng của trẻ em Việt Nam
chuong trinh sua hoc duong tram nghe khong bang mat thay Hà Nội: Phấn đấu hoàn thành vượt kế hoạch các chỉ tiêu tăng trưởng
chuong trinh sua hoc duong tram nghe khong bang mat thay Sữa học đường Hà Nội: Quyết liệt làm tốt từ những ngày đầu triển khai

“Không niềm vui nào sánh bằng”

Nhiệm vụ lớn nhất của các cơ sở giáo dục mầm non là nuôi và dạy trẻ, đây là lứa tuổi mà cả xã hội đặc biệt quan tâm về chế độ dinh dưỡng để có những “mầm xanh” thật khỏe mạnh, vững vàng lớn lên cùng năm tháng. Do vậy, làm thế nào để trẻ phát triển cả về thể lực và trí lực là điều mà không chỉ các nhà trường mà cả hệ thống chính trị ở từng địa phương đặc biệt quan tâm. Đây cũng là lý do vì sao chương trình sữa học đường khi triển khai ở các địa phương luôn được bắt đầu từ bậc học mầm non nếu chưa thể triển khai cùng lúc ở cả cấp tiểu học.

chuong trinh sua hoc duong tram nghe khong bang mat thay
Chương trình Sữa học đường triển khai luôn luôn bắt đầu từ bậc học mầm non để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho những “mầm xanh” thật khỏe mạnh, vững vàng lớn lên cùng năm tháng

Trong các tỉnh thành cả nước, Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương đầu tiên thực hiện đề án sữa học đường. Vào năm học 2007 – 2008, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã triển khai chương trình dành cho trẻ 3-5 tuổi suy dinh dưỡng ngoài cộng đồng và trẻ ở trong các trường mầm non. Đến nay, qua hơn 10 năm thực hiện, chương trình Sữa học đường của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu được nhiều thành quả tốt đẹp, góp phần thực hiện chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng.

Cụ thể, số lượng học sinh mầm non đến trường ngày càng đông, luôn vượt chỉ tiêu, năm 2006 là 49.961 học sinh ra lớp, đến năm 2017 tăng lên 69.513 trẻ. Trong trường mầm non, 100% trẻ tăng cân, tăng chiều cao và trí tuệ phát triển tốt. Đặc biệt, số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2006 là 25%, đến cuối năm 2016 chỉ còn 4,6%; trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi năm 2012 là 10,6% thì đến cuối năm 2016 chỉ còn 2,8%...

Cô Huỳnh Thị Hảo, Hiệu trưởng trường Mầm non Phước Thạnh, Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chia sẻ: “Hơn 10 năm qua, chương trình Sữa học đường đã thực hiện được nhiệm vụ của mình là góp phần làm giảm tỉ lệ trẻ suy dinh trên địa bàn tỉnh; đồng thời giúp hỗ trợ tăng chiều cao của trẻ so với trước khi tham gia chương trình. Với những người làm công tác nuôi dạy trẻ như chúng tôi thì thật sự không có niềm vui nào có thể sánh bằng với việc nhìn thấy các em phát triển khỏe mạnh, nhanh nhẹn và vui tươi”.

Tại Bắc Ninh, sau khi triển khai sữa học đường từ năm 2013 đến 2017, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở nhà trẻ đã giảm đến 5% từ 6,6% (năm 2013) chỉ còn 1.6% (năm 2017). Ở đối tượng trẻ mẫu giáo, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 4.6% xuống 1.6%, thể thấp còi giảm từ 4.2% xuống 2.8%. Trung bình tăng trưởng trong 4 năm về cân nặng là 1.4 – 1.5kg, về chiều cao là 2.3 – 2.4 cm. Tại Đồng Nai trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 6.3% (2015) xuống 4.6% (2016); trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm từ 7.2% (2015) xuống 5.2% (2016)…

Báo cáo của Viện Dinh dưỡng công bố tại Ngày Vi chất dinh dưỡng 2019 chỉ ra rằng: Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân như tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đã giảm nhanh và bền vững (suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 30,1% năm 2000 xuống còn 14,1% năm 2015 và năm 2016 tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi là 13,8%); chúng ta đã thanh toán được tình trạng mù lòa do thiếu vitamin A; tình trạng thiếu vitamin A huyết thanh, thiếu máu do thiếu sắt và thiếu các vi chất dinh dưỡng khác ngày càng được cải thiện; kiến thức, thực hành dinh dưỡng đúng của người dân ngày càng được nâng cao….

Tất cả những kết quả đáng khích lệ này đều đến từ chủ trương đúng đắn và hết sức nhân văn của Chính phủ khi quyết định triển khai đề án sữa học đường nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020. Đây cũng là thành quả của sự phối hợp nghiêm túc cùng tinh thần trách nhiệm cao của chính quyền địa phương, nhà trường và các doanh nghiệp cung cấp sữa.

Trăm nghe không bằng mắt thấy

Cô Nguyễn Thị Phúc, giáo viên Trường mẫu giáo Thới Thạnh, huyện Thạnh Phú, Bến Tre cho biết: Chương trình Sữa học đường tại Bến Tre được triển khai từ năm 2017 với mức khởi đầu là mỗi học sinh uống 3 hộp sữa/ tuần. Tham gia chương trình, phụ huynh chỉ phải đóng 75% giá thành của hộp sữa, phần còn lại là do Vinamilk, đơn vị cung cấp sữa hỗ trợ. Những học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo sẽ được địa phương và công ty hỗ trợ để các em được thụ hưởng chương trình sữa học đường như các bạn khác mà không phải đóng phí.

chuong trinh sua hoc duong tram nghe khong bang mat thay
Cùng với sự đồng hành của Chương trình Sữa học đường, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đã giảm nhanh và bền vững

Chính vì vậy, cô Phúc cho rằng ban đầu chỉ có khoảng 30% phụ huynh đăng ký cho con em mình tham gia chương trình nhưng sau một thời gian thì phụ huynh đã cảm nhận được sự hợp lý và tính ưu việt của chương trình nên số lượng hiện nay đã tăng lên hơn 80%...

Việc triển khai chương trình sữa học đường tại trường mầm non Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội lại là một câu chuyện khác. Cô Đào Thị Thanh Thảo, Phó hiệu trưởng trường cho biết do đóng ở địa bàn ngoại thành Hà Nội nên trường có rất nhiều điểm trường lẻ, không ít phụ huynh vẫn chưa coi sữa là thành phần dinh dưỡng thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày của con.

Tuy nhiên, khi chương trình Sữa học đường được triển khai thực tế, được đến giám sát, trực tiếp thấy con em mình hào hứng uống sữa ở trường thì phụ huynh trở nên rất tin tưởng và phấn khởi. Cô Thảo tâm sự:“Chỉ sau 2 tháng đã có gần 100% phụ huynh các trẻ từ mầm non đến mẫu giáo của trường tự nguyện đăng ký để tham gia chương trình Sữa học đường. Tôi cho rằng, các cháu khỏe mạnh, đủ dinh dưỡng, đẩy lùi bệnh tật do thiếu chất là mong muốn lớn nhất của cha mẹ các bé và chúng tôi”.

Trên thế giới có 60 quốc gia triển khai chương trình Sữa học đường. Tại Việt Nam, chương trình cũng đang được triển khai tại 17 tỉnh, thành như: Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bắc Ninh, Bình Dương, Hà Nam, Ninh Thuận… và mới đây nhất, TP. Hồ Chí Minh và Vĩnh Long sẽ là hai địa phương tiếp theo triển khai chương trình Sữa học đường trong năm học 2019 - 2020.

Còn cô Khúc Thị Mai, Hiệu trưởng Trường mầm non Bà Triệu cũng chia sẻ, đến nay, tỷ lệ 100% trẻ của trường tham gia sữa học đường là một con số mà bản thân nhà trường cũng thấy rất ấn tượng. “Chính hiệu quả thực tế của chương trình đã đem lại cho các em học sinh và sự đồng lòng của cả gia đình và nhà trường với mong muốn mang lại những gì tốt đẹp nhất mới làm được điều này. Các phụ huynh đều tự nguyện đăng ký cho con em mình tham gia chương trình!”, cô Mai nói.

Ông Ngô Văn Quý, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, năm học mới 2019 - 2020, Hà Nội tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp với các cấp, các ngành liên quan để làm sao đạt tỷ lệ trên 90% học sinh tham gia chương trình Sữa học đường. Đặc biệt, đẩy mạnh tuyên truyền để các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, tư thục biết tới chương trình này và tổ chức cho phụ huynh đăng ký tham gia để không ảnh hưởng đến quyền lợi của các cháu, quan tâm tới việc tiếp nhận, bảo quản sữa ở những cơ sở này để đảm bảo chất lượng

Còn ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội thì khẳng định: “Cách thức tuyên truyền tốt nhất, không gì khác là chúng ta phải làm thật tốt, đặt vấn đề an toàn và chất lượng lên hàng đầu như cách mà chúng ta đã làm và làm tốt hơn nữa để người dân yên tâm, tin tưởng và tự nguyện đăng ký cho trẻ tham gia sữa học đường”.

Trên thế giới có 60 quốc gia triển khai chương trình Sữa học đường. Tại Việt Nam, chương trình cũng đang được triển khai tại 17 tỉnh, thành như: Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bắc Ninh, Bình Dương, Hà Nam, Ninh Thuận… và mới đây nhất, TP. Hồ Chí Minh và Vĩnh Long sẽ là hai địa phương tiếp theo triển khai chương trình Sữa học đường trong năm học 2019 - 2020. Số địa phương triển khai đề án Sữa học đường liên tục tăng qua hàng năm đã cho thấy sự đúng đắn của một chương trình có tính nhân văn cao của Chính phủ với những kết quả khả quan và nhìn thấy được trong việc góp phần cải thiện thể chất, điều kiện dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam.

PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.

Tin khác

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Xem thêm
Phiên bản di động