Chuộng đồ điện cũ: Coi chừng rước “bà hỏa” về nhà
Cẩn trọng với nguy cơ hỏa hoạn | |
Cảnh giác nguy cơ cháy nổ do điện | |
Quản lý chặt hoạt động hàn xì | |
Tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ |
70% nguyên nhân hỏa hoạn do chập điện
Ngày 22/10/2017, tại Bình Dương xảy ra vụ cháy kiot khiến cho 1 người tử vong, 3 người bị bỏng. Qua điều tra, lực lượng chức năng xác định, nguyên nhân gây ra vụ hỏa hoạn là do cục nóng tủ lạnh phát nổ. Trước đó không lâu, sáng 13/7/2017, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại ngôi nhà 4 tầng trong ngõ 205, đường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) khiến 4 người trong gia đình bị tử vong. Nguyên nhân vụ cháy cũng được xác định do chập điện tủ lạnh.
Đồ điện cũ tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn nhất là về hỏa hoạn. Ảnh Hồng Hải |
Theo thống kê của cơ quan PCCC, trong tổng số vụ cháy nổ nhà dân năm 2016 thì 70% nguyên nhân gây cháy là do chập điện. Qua những con số thống kê, những vụ tai nạn hi hữu trên dường như trở thành lời thức tỉnh cho người dân về quan niệm sử dụng đồ điện bấy lâu nay, nhất là với những người ưa chuộng đồ cũ, đồ “bãi”.
Có thể đánh giá, với đặc thù giá cả rẻ, thường chỉ bằng 1/2, 1/3 giá ban đầu, thị trường đồ điện gia dụng cũ rất phong phú đa dạng. Người dùng có thể dễ dàng mua một chiếc tivi cũ, tủ lạnh cũ tại cửa hàng đồ điện, chợ đồ cũ hay trên những phiên chợ online. Thị trường này phần lớn phục vụ nhu cầu của tầng lớp sinh viên, người lao động thu nhập thấp.
Dạo quanh vài quán Điện tử - Điện lạnh trên địa bàn Thủ đô, hình ảnh những chiếc tivi, tủ lạnh, điều hòa cũ vẫn có thể tái sử dụng được chất la liệt bên cạnh những sản phẩm mới. Với giá cả rẻ, những mặt hàng cũ thu hút được không ít người tiêu dùng, chiếc tủ lạnh Panasonic mới với giá hơn 3 triệu đồng, giá cũ chỉ còn hơn 1 triệu đồng. Tương tự, tivi, lò vi sóng cũng vậy. Với giá thành như thế đã đẩy mức độ tiêu thụ của mặt hàng này lên vô cùng lớn, chị Nguyễn Thanh Thủy (Cửa hàng Điện tử - Điện lạnh Thủy Tráng, 458 Ngô Gia Tự, Long Biên) chia sẻ: “Thường gia đình có thu nhập thấp, sinh viên, công nhân theo công trình thường tìm đến mua những sản phẩm cũ như thế này. Chúng rẻ trong khi công dụng không khác gì sản phẩm mới, trừ việc mẫu mã không được đẹp nên mặt hàng này bán rất chạy”.
Bên cạnh đó, cùng là hàng cũ, nhưng hàng “bãi” có giá thành cao, đôi khi cao gấp nhiều lần so với hàng điện tử mới nhưng vẫn được nhiều người săn đón. Vì người tiêu dùng cho rằng, đồ “bãi” thường độc, lạ và có chất lượng cao. Anh Nguyễn Minh Tâm (43 Xã Đàn, Kim Liên) chia sẻ: “Tôi tốn cả trăm triệu đồng để mua sẵm đồ Nhật “bãi” từ tivi, tủ lạnh cho tới cái máy sấy tóc. Với tôi, những đồ này tuy cũ nhưng rất bền”.
Chất lượng mập mờ
Thị trường đồ cũ, đồ “bãi” cận hoặc hết thời hạn sử dụng sôi động là thế nhưng vấn đề quản lý mặt hàng này tới đâu trên thực tế vẫn là dấu hỏi lớn. Cùng với đó, chất lượng sản phẩm ra sao thì không phải người sử dụng nào cũng rõ. Trong khi đó, đa phần đồ điện cũ là những sản phẩm hết thời hạn bảo hành, từng bị hỏng được sửa chữa, làm mới trước khi đưa ra thị trường. Chính khâu “tiền nhiệm thị trường” này đã đánh dấu hỏi lớn về sự mù mờ chất lượng của đồ điện cũ, từ đó kéo theo nhiều mối nguy hiểm, nhất là về hỏa hoạn.
Theo kỹ sư Chu Văn Sâm (Trưởng Trạm Bảo hành SamSung Bắc Giang) cho biết, đánh giá về độ thiếu an toàn của đồ điện cũ, hàng “bãi” là có cơ sở. Đồ cũ thường được đi gom, tích trữ lâu ngày trước khi tiêu thụ, cùng với đó, chúng bị tác động lớn về kỹ thuật bên trong. Riêng với hàng “bãi”, nhiều sản phẩm được cải tiến phù hợp với điện áp trong nước, ví dụ, một số thiết bị nội địa Nhật chạy điện áp 110V được sửa để chạy điện áp 220V, chính sự tác động đó có thể gây ra mất an toàn. |
Đề cử, nhiều sản phẩm bị thay thế linh kiện không đảm bảo, chưa kể là linh kiện kém chất lượng để giảm giá thành sản phẩm. Điển hình, với những linh kiện nhập lậu, có nguồn gốc từ Trung Quốc sẽ có giá thành rẻ hơn nhiều so với sản phẩm chính hãng, khi thay thế, qua quá trình sử dụng sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng đồ vật cũng như độ an toàn. Hay như việc, thợ tay nghề kém, chưa qua đào tạo cơ bản về an toàn điện đã tự ý đấu nối làm giảm mức độ an toàn của vật dụng cũng là lí do khiến cho đồ điện cũ trở thành mối họa. Ngay trong việc, một số thiết bị có công suất tiêu thụ điện lớn nhưng lại bị thợ kém tay nghề thay thế bởi những linh kiện không đảm bảo đủ công suất, có tiết diện dây nhỏ hơn so với công suất tiêu thụ hiện tại, trong quá trình sử dụng sẽ gây quá tải và dẫn tới chập cháy.
Theo kỹ sư Chu Văn Sâm (Trưởng Trạm Bảo hành SamSung Bắc Giang) cho biết, đánh giá về độ thiếu an toàn của đồ điện cũ, hàng “bãi” là có cơ sở. Đồ cũ thường được đi gom, tích trữ lâu ngày trước khi tiêu thụ, cùng với đó, chúng bị tác động lớn về kỹ thuật bên trong. Riêng với hàng “bãi”, nhiều sản phẩm được cải tiến phù hợp với điện áp trong nước, ví dụ, một số thiết bị nội địa Nhật chạy điện áp 110V được sửa để chạy điện áp 220V, chính sự tác động đó có thể gây ra mất an toàn.
Cũng theo anh Sâm, rất khó để nhận biết mức độ an toàn của đồ điện tử cũ vì chúng ta không thể nhìn bằng mắt, “ngay cả với thợ, không tinh ý cũng có thể bị lừa”. Vì vậy, khi người tiêu dùng muốn sử dụng đồ cũ, hàng “bãi” hay muốn sửa chữa sản phẩm bị hư hỏng, người dân nên tìm đến những cơ sở uy tín có nhận bảo hành sản phẩm. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng, khi gặp các vấn đề bất thường, nhất là trong việc sản phẩm sinh nhiệt lớn, ổ cắm, dây nguồn nóng, người dùng nên ngừng sử dụng.
Hồng Hải
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt
Phòng chống cháy nổ 04/11/2024 09:41
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 20:05
Đối tượng nào phải tập huấn nghiệp vụ, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy từ 16/12/2024?
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 15:22
Đưa robot vào diễn tập chữa cháy tại chung cư HH1 Linh Đàm
Phòng chống cháy nổ 01/11/2024 14:19
Cháy cửa hàng nội thất trên đường Đê La Thành
Phòng chống cháy nổ 29/10/2024 17:58
Nhanh chóng dập tắt đám cháy trong đêm trên đường Giải Phóng
Phòng chống cháy nổ 27/10/2024 09:24
Tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy tại Trường THPT Mỹ Đức B
Phòng chống cháy nổ 23/10/2024 10:29
Khẩn trương khống chế đám cháy ở phố Thiên Hiền, Hà Nội
Phòng chống cháy nổ 21/10/2024 12:05
Thông tin về vụ cháy kho hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội tối ngày 16/10
Phòng chống cháy nổ 17/10/2024 10:35
Khẩn trương khống chế đám cháy ở Vĩnh Tuy
Phòng chống cháy nổ 16/10/2024 22:47