Chung tay giúp lao động di cư
“Tiêu chí nghèo đa chiều với lao động di cư khu vực phi chính thức” | |
Lao động di cư chưa được tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội đầy đủ |
Lao động di cư - chỉ những người từ nông thôn vào thành thị kiếm việc làm, trong đó phần lớn là công việc nặng nhọc, vất vả, không ổn định và thu nhập thấp như bán hàng rong, buôn bán đồng nát, cửu vạn, xe ôm... Đây là nhóm lao động có nguy cơ tai nạn cao, dễ bị tổn thương. Cuộc sống mưu sinh với cơm áo gạo tiền khiến họ nhiều khi “quên” đi những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Họ không biết cách tiếp cận với vấn đề an sinh xã hội hay bảo vệ môi trường.
Lao động di cư làm việc vất vả, nhưng thu nhập thấp. |
Khảo sát của LIGHT thực hiện tại phường Chương Dương và Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã cho một kết quả giật mình. Cụ thể, 210 lao động di cư tự do được phỏng vấn thì có đến 69% số người lao động (NLĐ) cho rằng, tư vấn và đăng ký tạm trú là cần thiết đối với họ; tiếp theo là dịch vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe 55,2%, tư vấn và mua BHYT tự nguyện 48,1%, và dịch vụ tư vấn pháp luật, chính sách 40,5%, thấp nhất là dịch vụ tư vấn, mua BHXH 25,5%. Thậm chí, có tới 91% số NLĐ chưa từng biết đến các quy định Bộ luật Lao động 2012; 91,45% chưa từng biết đến Luật BHXH và 93,3% chưa từng biết đến Luật BHYT.
Theo kết quả khảo sát, NLĐ di cư có thẻ BHYT rất ít: 13,1% có thẻ BHYT dành cho hộ nghèo; 1,9% có thẻ BHYT dành cho gia đình chính sách; 17% lao động di cư có thẻ BHYT tự nguyện. Thực tế này cho thấy NLĐ sẽ phải đối mặt với những nguy cơ ảnh hưởng tới tài chính và sức khỏe, khả năng lao động khi gặp tai nạn, rủi ro. “Theo thống kê chưa đầy đủ, ở Việt Nam hiện có khoảng 7 triệu lao động di cư ra thành phố làm việc, kèm theo đó là những hệ lụy về các vấn đề an sinh xã hội. Đây là nhóm có nguy cơ tổn thương cao, nhu cầu sử dụng BHYT, BHXH lớn, tuy nhiên, việc tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội lại gặp khó khăn thì phải xem lại hiệu quả làm việc của cán bộ chuyên môn ở địa phương” - bà Nguyễn Thu Giang, Phó viện trưởng Viện LIGHT cho hay.
Người lao động di cư: 90% không được tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội Những năm gần đây, số lao động di cư từ nông thôn ra thành thị gia tăng nhanh. Theo số liệu của ILO năm 2012, riêng khu vực phi chính thức, người lao động (NLĐ) di cư đóng góp tới 20% cho tổng GDP. Tuy vậy có tới 90% số NLĐ di cư không được tiếp cận với dịch vụ an sinh xã hội và các chính sách công tại nơi đến. Bởi vậy, mong muốn của NLĐ di cư là được tiếp cận bình đẳng tới hệ thống an sinh xã hội. |
Còn theo bà Ngô Thị Ngọc Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng, cùng với việc thiếu thông tin thì vấn đề kinh tế cũng là một trong những trở ngại đối với lao động di cư khi tiếp cận chính sách BHYT. Người lao động di cư tự do lo lắng nhất khi bị đau, ốm vì vừa bị mất thu nhập, vừa phải bỏ ra khoản tiền lớn so với thu nhập để chi trả dịch vụ khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, do hạn chế về nhận thức trong chăm sóc sức khỏe cùng với điều kiện kinh tế khó khăn nhiều lao động di cư không có khả năng khám, chữa bệnh ngay cả khi biết mình mắc bệnh. Mặc dù bản thân họ có nhu cầu được mua BHYT, nhưng với thu nhập thấp, họ không xem BHYT là yếu tố đáng được ưu tiên.
Bên cạnh đó, NLĐ di cư còn thiếu nhiều thông tin trong việc tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị xâm hại, bạo hành, tước đoạt tài sản, giữ gìn vệ sinh, tiếp cận thông tin. Cụ thể, có đến trên 21% số trẻ từ 6-14 tuổi sống cùng cha mẹ tại thành phố không đi học, trên 77% số người lao động di cư không tham gia bất cứ hoạt động nào tại địa phương nơi đến, hầu hết họ phải sống trong các phòng trọ điều kiện thấp, sử dụng giá điện, nước cao gấp 2 - 3 lần mức giá cơ bản…
Nhận thấy những khó khăn, thiệt thòi mà người lao động di cư phải gánh chịu, LIGHT và Trung tâm Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng đã cùng chung tay giúp đỡ nhóm lao động phi chính thức này. Cụ thể, LIGHT và Trung tâm Giới, gia đình và phát triển cộng đồng thường xuyên có những buổi xuống tận phòng trọ của những lao động di cư để tuyên truyền, tư vấn cho mọi người biết cách làm tạm trú, tạm vắng, tham gia vào các hoạt động xã hội, tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sống, cải thiện bữa ăn, dạy học…
Theo kết quả khảo sát, NLĐ di cư có thẻ BHYT rất ít: 13,1% có thẻ BHYT dành cho hộ nghèo; 1,9% có thẻ BHYT dành cho gia đình chính sách; 17% lao động di cư có thẻ BHYT tự nguyện. Thực tế này cho thấy NLĐ sẽ phải đối mặt với những nguy cơ ảnh hưởng tới tài chính và sức khỏe, khả năng lao động khi gặp tai nạn, rủi ro. |
Ngoài ra, LIGHT và Trung tâm Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng còn đứng ra tổ chức nhiều buổi triển lãm ảnh do chính những lao động di cư chụp, kể về cuộc sống của mình. Cũng như tổ chức những buổi giao lưu nghệ thuật mà ở đó, ca sĩ, diễn viên chính là những lao động di cư. Từ đó, giúp người lao động di cư nâng cao nhận thức pháp luật, biết tự bảo vệ mình trước cám dỗ, nguy hiểm, cũng như đời sống tinh thần được nâng cao, sống tích cực hơn, vui vẻ hơn.
“Từ ngày được LIGHT và Trung tâm Giới, gia đình và phát triển cộng đồng tư vấn, tôi biết được ý nghĩa lớn lao của việc làm tạm trú, tạm vắng, đóng BHYT, BHXH như thế nào. Ngoài ra, tôi còn biết tự bảo vệ mình trước những cám dỗ, nguy hiểm, biết quan tâm đến sức khỏe của mình khi ăn uống đầy đủ, vệ sinh nơi ở sạch sẽ. Đặc biệt là thường xuyên được tham gia những buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ khiến mình cảm thấy yêu đời, vui vẻ và thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn” - chị Nguyễn Thị Thu, quê Nam Định, lên Hà Nội làm nghề buôn bán đồng nát được 10 năm nay chia sẻ.
Ngô Bảo Chi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21