Lao động di cư chưa được tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội đầy đủ
Sân chơi bổ ích cho lao động di cư | |
Lao động di cư kể chuyện đời qua ảnh |
Nghiên cứu do Tổ chức Oxfam Việt Nam và Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ phối hợp với các tổ chức phi chính phủ Việt Nam trong mạng lưới Hành động vì quyền của lao động di cư (M.net) thực hiện tại 4 tỉnh, thành phố từ cuối năm 2014, gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai.
Phát biểu tại Hội thảo, bà Nguyễn Thu Hương, đại diện Tổ chức Oxfam cho biết, hệ thống pháp luật Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những tiến bộ rõ rệt trong bảo vệ quyền an sinh xã hội của người lao động và mở rộng độ bao phủ của hệ thống an sinh xã hội theo gợi ý của Khuyến nghị ILO về sàn an sinh xã hội cho toàn dân. Trong giai đoạn 2011-2015, Nhà nước đã ban hành, điều chỉnh, bổ sung nhiều điểm mới trong các bộ luật, luật và văn bản dưới luật nhằm mở rộng các đối tượng hưởng lợi trong hệ thống an sinh xã hội, trong đó có người lao động di cư nói chung và người lao động di cư khu vực phi chính thức nói riêng.
Tuy nhiên, theo bà Hương, giữa các chính sách tiến bộ này và thực tiễn vẫn còn khoảng cách rất lớn. Mặc dù được coi là nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương tại khu vực thành thị nhưng các lao động di cư rất khó tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội. Theo kết quả nghiên cứu, có đến 99% người lao động di cư khu vực phi chính thức không tham gia loại bảo hiểm xã hội nào, trên 21% trẻ từ 6-14 tuổi sống cùng cha mẹ tại thành phố không đi học, trên 77% người lao động di cư không tham gia bất cứ hoạt động nào tại địa phương nơi đến, hầu hết họ phải sống trong các phòng trọ điều kiện thấp, sử dụng giá điện, nước cao gấp 2 - 3 lần mức giá cơ bản…
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thanh Sang, Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, khảo sát 4 ngành có đông lao động di cư làm việc, kể cả trong khu vực phi chính thức gồm may, điện tử, xây dựng và bán hàng rong cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp của người di cư cao gấp 5 lần người lao động nói chung, trên 52% lao động di cư khu vực phi chính thức có việc làm thiếu ổn định. Mức thu nhập cơ bản của hầu hết lao động di cư chưa đáp ứng đủ nhu cầu tối thiểu, họ còn phải trả chi phí kép cho các dịch vụ nhà ở, điện, nước do không có hộ khẩu nơi đến.
Một điểm đáng lưu ý trong nghiên cứu, đó là các rào cản về phân bổ ngân sách dựa trên dân số thường trú, nhiều quy định về tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội còn gắn với hộ khẩu. Theo phân tích của các chuyên gia tại Hội thảo, việc phân bổ ngân sách dựa trên dân số thường trú đã làm tăng gánh nặng của địa phương, dẫn đến tình trạng nhiều địa phương dành ưu tiên trước hết cho người có hộ khẩu thường trú, rồi mới tính đến các đối tượng diện KT3, tạm trú, nhập cư. Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục đối với người lao động di cư. Ngoài ra, một số chính sách còn chưa được hướng dẫn cụ thể, thiếu nguồn lực cần thiết để triển khai thực hiện nên ít khả thi, hiệu quả thực tế chưa cao. Các thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp, khó triển khai trong thực tiễn, cản trở sự tiếp cận của người được hưởng lợi.
Để đảm bảo quyền lợi của người lao động di cư phù hợp với các mục tiêu an sinh xã hội của quốc gia, góp phần vào sự phát triển bền vững, đồng thời giúp người lao động di cư có thể tiếp cận đầy đủ và công bằng các dịch vụ an sinh xã hội, nhiều giải pháp, kiến nghị đã được các chuyên gia đưa ra. Cụ thể: Xây dựng chương trình tổng thể đối với người lao động di cư liên quan tới các kế hoạch phát triển kinh tế, chính sách an sinh xã hội, trong đó xác định người lao động di cư là một bộ phận quan trọng của lực lượng lao động; Rà soát và loại bỏ các quy định tạo ra rào cản đối với việc tiếp cận an sinh xã hội của người lao động di cư.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần mở rộng chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho lao động phi chính thức, có cơ chế phù hợp để đảm bảo người lao động di cư có trách nhiệm đồng chi trả bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đồng thời rà soát một số chính sách đối với lao động di cư như tiền lương tối thiểu, hỗ trợ bảo hiểm tự nguyện để người lao động được hưởng lợi công bằng hơn; tập trung thúc đẩy hoạt động truyền thông để tăng khả năng tiếp cận thông tin của người lao động di cư, giúp lao động di cư nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình tại nơi sinh sống.
Nguyễn Cúc
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép
Đời sống 23/09/2024 10:31
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày
Đời sống 17/09/2024 13:40