Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội Nguyễn Thị Thu Huệ: Rộng cửa đón nhà văn trẻ vào hội
Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ |
-PV: Cảm xúc của chị ra sao khi được trúng cử vào vị trí Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội?
Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ: Tôi rất vinh dự khi được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội nhưng kèm theo đó cũng là trách nhiệm đè nặng trên vai. Tôi ngoài viết văn thì còn là dân làm phim. Trong khi viết văn thì cần những khoảng lặng, tĩnh tâm để tập trung vào viết thì môi trường làm phim rất sinh động, vừa ăn vừa đi vừa làm, có khi làm thâu đêm suốt sáng, tư duy mình luôn phải linh hoạt. Vì thế, khi được mọi người tin tưởng thì ngay lập tức trong đầu tôi đã nghĩ ngay đến các đầu việc để cùng Ban Chấp hành (BCH) mới triển khai.
-Chị đánh giá thế nào về BCH nhiệm kỳ mới này?
Hiện nay BCH mới có 8 người, cả nam và nữ. Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại, Trần Quang Quý, Nguyễn Việt Chiến được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Các nhà văn, nhà thơ Bùi Việt Mỹ, Y Ban, Nguyễn Việt Chiến, Trần Quang Quý, Trần Gia Thái là ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội. Theo quy định thì có 11 ủy viên mới có 3 Phó Chủ tịch nhưng phiên họp đầu tiên tôi là một trong những người đề nghị 3 Phó Chủ tịch vì phạm vi hoạt động của Hội Nhà văn Hà Nội rất rộng, thành viên Hội lớn, cần có thêm nhân sự để đảm trách công việc.
Cái đáng tiếc nhất của BCH mới này là thiếu chuyên gia lý luận phê bình, nếu được bổ sung tôi nghĩ sẽ bổ sung thêm lý luận phê bình. BCH mới sẽ làm việc với tinh thần phát huy dân chủ là cao nhất, đặc biệt phải tôn trọng sự khác biệt. Với nhà văn nói riêng và văn nghệ sĩ nói chung thì sự khác biệt là làm nên các tác phẩm lớn. Đoàn kết và tôn trọng sự khác biệt. Có thế sự khác biệt sẽ vừa ý người này sẽ không vừa ý một số người kia nhưng đã là sự khác biệt thì phải tôn trọng.
BCH Hội Nhà văn Hà Nội khóa mới |
-Nhiều ý kiến cho rằng phiên họp đại hội lần này có nhiều ồn ào về mặt nhân sự, chị nghĩ sao?
Tôi nghĩ tổ chức được đại hội như thế này đã là thành công. BCH cũ quá ít người, có sáu người thì một người đã mất. Trước đó thì anh Phạm Xuân Nguyên (nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội - PV) xin từ chức. Còn tất cả các cuộc bầu bán bao giờ cũng có ý kiến này, ý kiến khác. Có lẽ thời gian 7 năm chưa đại hội, lại nhiều lình xình nên khiến cho mọi người khi đến đại hội mang tâm trạng không thể vui phơi phới được. Bản thân tôi cũng đã dự nhiều đại hội nhà văn, điện ảnh rồi, thì coi đây là thành công, không nhiều tranh luận.
Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ sinh năm 1966, tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Chị từng được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi về văn học nghệ thuật: Giải nhất cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội cho truyện ngắn “Hậu thiên đường”; Giải A Cuộc thi tiểu thuyết và truyện ngắn Hà Nội; Giải B giải thưởng Văn học Hội Văn nghệ Hà Nội với truyện “Một khoảng chờ đợi”, năm 1986; Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập truyện ngắn “Thành phố đi vắng”, năm 2013. |
-Có một thực tế là nhiều nhà văn trẻ hiện nay viết rất tốt nhưng lại không “mặn mà” lắm với việc tham gia vào Hội?
Tôi nghĩ BCH khóa này phải chủ động và có trách nhiệm tìm đến các nhà văn trẻ và mời họ tham gia vào Hội vì các nhà văn trẻ có những cách nhìn nhận, tiếp cận và sáng tác mới mẻ. Họ không phải cứ sáng tác theo lối truyền thống mà có những cách tiếp cận gần với xã hội và công chúng.
Chúng ta phải có trách nhiệm mời họ đến chứ không phải đợi chờ họ tham gia. Không thể yêu cầu nhà văn viết đơn xin giới thiệu hay phải có cơ quan chứng nhận…, muốn trẻ hóa thì phải mời họ vào. Hội có những hội đồng, các hội đồng phải có trách nhiệm, nếu biết mảng nhà thơ, nhà văn, lý luận phê bình có những ai đang thể hiện tốt mà chưa vào hội thì phải chủ động mời người ta vào.
-Có thể nhận thấy hội viên rất nhiều người đã có tuổi, thời gian tới chị sẽ làm gì để đổi mới hoạt động của hội hơn nữa?
Các nhà văn lớn tuổi hiện nay vẫn sáng tác, tôi sẽ mời họ gửi các tác phẩm có đề cương đi các trại viết để hoàn thiện. Hoặc các nhà văn viết rồi, họ hay viết tay thì chúng tôi sẽ tổ chức đánh máy lại tác phẩm cho họ. Hiện tôi cũng đang là Giám đốc Trung tâm Bản quyền của Hội Nhà văn Việt Nam nên sẽ hỗ trợ đăng ký bản quyền lên Cục bản quyền và Hội, sau đó sẽ làm việc với các nhà xuất bản xuất bản sách cho họ. Hiện nay, sách văn học đang không thu hút các nhà xuất bản vì lợi nhuận doanh thu ít, nếu không có sự kết nối giứa các nhà xuất bản với tác giả không bao giờ ra được sách. Dù gì thì khi nhà văn hay nhà thơ cầm được cuốn sách của mình trên tay đều rất phấn khởi.
Xin cảm ơn chị.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01