Chọn giới tính trong bụng mẹ
Đến năm 2025 Việt Nam sẽ “nhập khẩu” cô dâu? |
Đến 2050 Việt Nam sẽ thiếu 2, 3 - 4 triệu phụ nữ?
Theo quy luật tự nhiên, trung bình cứ 100 bé gái tương ứng có khoảng từ 104 đến 106 bé trai được sinh ra. Trước đây, hằng năm, trẻ em được sinh ra ở nước ta đều tuân theo quy luật này. Tuy nhiên, năm 2006, trung bình cứ 100 bé gái thì tương ứng có tới 110 bé trai được sinh ra. Đây là thời điểm chính thức được xác định là có hiện tượng mất cân bằng cơ cấu giới tính của trẻ em khi sinh (MCBGTKS) và từ đó con số này cứ tăng dần, đến năm 2016 đã là 112,2 bé trai, thậm chí ở đồng bằng sông Hồng, con số này lên đến 118 bé trai thì chỉ có 100 bé gái.
PGS.TS Lưu Bích Ngọc, Viện trưởng Viện dân số các vấn đề xã hội, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. |
Theo dự báo của Tổng cục DS-KHHGĐ, với tình hình mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh như hiện nay, đến năm 2050 Việt Nam sẽ thiếu khoảng 2,3 - 4,3 triệu phụ nữ, tình trạng dư thừa nam giới trong độ tuổi kết hôn có thể dẫn tới tan vỡ cấu trúc gia đình, một bộ phận nam giới sẽ phải kết hôn muộn, nhiều người trong số họ không có khả năng kết hôn vì thiếu phụ nữ.
Theo PGS.TS Lưu Bích Ngọc, Viện trưởng Viện dân số các vấn đề xã hội, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân: Trước tiên, tình trạng MCBGTKS là sự kết hợp của nhiều nguyên nhân ở các cấp độ khác nhau. Trong đó, có sự kết hợp nguyên nhân về các mặt văn hóa xã hội, điều kiện kinh tế mức sống và trình độ y học hiện đại. Đặc biệt là có cả nguyên nhân do quá trình triển khai chính sách dân số - KHHGĐ ở Việt Nam trong nhiều năm qua. Về nguyên nhân văn hóa xã hội, thì phong tục tập quán, văn hóa của người Việt chính là một trong số những yếu tố ảnh hưởng đến MCBGTKS.Việt Nam có nền văn hóa truyền thống, trong đó tư tưởng Nho giáo đóng vai trò chủ đạo.
Theo Phó tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế), Nguyễn Văn Tân cho biết: “Việc mong muốn có con trai đang tồn tại ngay trong những gia đình giàu có, học vấn cao, ở cả thành thị chứ không phải trong những vùng quê. Thậm chí, MCBGTKS cao nhất trong nhóm các bà mẹ có học vấn cao nhất.Bởi cùng với tư tưởng mong con trai thì những người có học vấn cao cũng có kiến thức, điều kiện lựa sinh con trai “hiệu quả” hơn.Còn với nhóm nghèo và cận nghèo thì tỷ số giới tính khi sinh ở mức bình thường”. |
Và một trong những giá trị của Nho giáo là mô hình gia đình truyền thống, việc nối dõi tông đường, thờ phụng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ là những giá trị nền tảng. “Tâm lý thích con trai trở nên mãnh liệt cho mỗi cá nhân, mỗi cặp vợ chồng, mỗi gia đình và mỗi dòng họ. Đã có những nghiên cứu phát hiện ra rằng, tại những vùng có tỷ lệ đỗ tiến sĩ trong thời kỳ phong kiến càng cao, có nghĩa là ảnh hưởng Nho giáo càng mạnh, nơi đó tình trạng mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh nở trẻ em càng trở nên trầm trọng”- PGS. Lưu Bích Ngọc nói.
Lạm dụng tiến bộ y học để…lựa chọn giới tính
Nhiều người thắc mắc, nếu văn hóa của Việt Nam đã diễn ra hàng nghìn năm nay với việc ưa chuộng con trai, thì tại sao MCBGTKS lại trở thành vấn đề nan giải trong thời điểm này. Lý giải nguyên nhân này, PGS. Lưu Bích Ngọc cho rằng: Ngày nay, chính nhóm nguyên nhân cộng hưởng của những tiến bộ khoa học kỹ thuật về mặt y tế, giúp các cặp vợ chồng có thể lựa chọn được giới tính thai nhi. Khi y học càng phát triển, thì bằng nhiều cách người ta có thể tính toán được ngày để thụ thai, để tạo ra được con trai. Nhiều người lạm dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện lựa chọn giới tính trước sinh.
Thậm chí không ít trung tâm quảng cáo công khai việc phát hiện giới tính thai nhi. Bên cạnh việc áp dụng thiết bị kỹ thuật cao, trình độ hiểu biết càng cao, việc can thiệp lựa chọn giới tính thai nhi càng cao. “Minh chứng bằng số liệu Tổng điều tra cho thấy, ở những nhóm dân số có mức thu nhập bình quân đầu người cao, mức sống trung bình khá trở lên, tình trạng mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh càng trầm trọng. Nhiều người có điều kiện tài chính, có kiến thức nên họ có thể áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ lựa chọn giới tính thai nhi chuẩn hơn”, PGS.Lưu Bích Ngọc cho biết.
Dự báo đến năm 2050 sẽ có khoảng 2,3 đến 4,3 triệu nam giới Việt Nam không thể tìm được vợ do lệch cơ cấu giới tính trong dân số. Ảnh minh họa |
Đặc biệt, MCBGTKS còn liên quan đến chính sách Dân số - KHHGĐ của Việt Nam. Trước đây, Việt Nam không có mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh, khi mà chưa thực hiện chính sách kiểm soát sinh mạnh mẽ và khi mức sinh chưa giảm thấp.Theo quy luật tự nhiên, số con sinh trung bình càng cao, thì mức độ cân bằng ở tổng dân số chung sẽ gần như tạo ra được sự cân bằng tự nhiên. Tuy nhiên, khi mức sinh ở Việt Nam được kiểm soát, việc thực hiện chính sách và chương trình kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình có 1 – 2 con.Tính trung bình từ năm 2005, thực tế thường mỗi gia đình có 2 con, và khi số con ít thì động cơ lựa chọn giới tính thai nhi để có con trai càng cao. Như vậy, chính sách Dân số - KHHGĐ ở nước ta những năm qua, mặc dù giảm được quy mô dân số và mức sinh xuống thấp, nhưng lại có một hệ quả tiêu cực khi kết hợp với văn hóa ưa thích con trai, và các yếu tố khác, đó là tỷ số giới tính khi sinh tăng lên.
Cũng theo PGS. Lưu Bích Ngọc phân tích: Một điểm phức tạp trong vấn đề này của Việt Nam so với các quốc gia có tình trạng mất cân bằng tỷ số giới tính tương tự như: Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc... đó là, ở các quốc gia khác, việc lựa chọn giới tính thai nhi sẽ bắt đầu ở lần sinh thứ 2, thứ 3, đặc biệt là thứ 4 mới là mạnh, song ở Việt Nam, việc lựa chọn giới tính thai nhi được thực hiện ngay từ lần đầu và lần sinh thứ hai. Nhiều cặp vợ chồng khi sinh được con trai ngay từ lần sinh đầu, thỏa mãn nhu cầu và họ không sinh tiếp. Chính vì vậy, với tính chất phức tạp này, những can thiệp của Nhà nước trong việc giảm tình trạng mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh đã rất tích cực, nhưng tỷ lệ này vẫn chưa quay lại được mức độ cân bằng theo lẽ tự nhiên ngay lập tức.
Nhiều người thắc mắc, nếu văn hóa của Việt Nam đã diễn ra hàng nghìn năm nay với việc ưa chuộng con trai, thì tại sao MCBGTKS lại trở thành vấn đề nan giải trong thời điểm này. Lý giải nguyên nhân này, PGS. Lưu Bích Ngọc cho rằng: Ngày nay, chính nhóm nguyên nhân cộng hưởng của những tiến bộ khoa học kỹ thuật về mặt y tế, giúp các cặp vợ chồng có thể lựa chọn được giới tính thai nhi. Khi y học càng phát triển, thì bằng nhiều cách người ta có thể tính toán được ngày để thụ thai, để tạo ra được con trai. Nhiều người lạm dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện lựa chọn giới tính trước sinh. Thậm chí không ít trung tâm quảng cáo công khai việc phát hiện giới tính thai nhi. |
Minh Khuê
Kỳ 2: Hậu quả khôn lường
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38