Chớ đùa với những vết xước nhỏ

LĐTĐ -Ngày 15/3, khoa Cấp cứu (BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương) tiếp nhận liền lúc 3 ca uốn ván trong tình trạng toàn thân co cứng, tăng trương lực cơ, xuất hiện cơn co giật, phải cấp cứu mở nội khí quản, thở máy.

3 ca uốn ván nhập viện trong một đêm

Nằm trên giường bệnh, xung quanh  là máy móc, dây thở… bệnh nhân Đ.T.T (57 tuổi, Vũ Thư, Thái Bình) vẫn đang trong cơn co giật, toàn thân co cứng. Bệnh nhân này được đưa đến viện sau 3 ngày xuất hiện hiện tượng trên.

Mất cả trăm triệu đồng điều trị vết xước chân

Bệnh nhân uấn ván thường phải trải qua 4 tuần điều trị vì co giật, phải thở máy... với chi phí lên đến cả trăm triệu đồng. Ảnh: H.Hải

Người nhà bệnh nhân cho biết, trước đó 9 ngày, khi đi chân đất trên đường làng, bà T dẫm phải đinh. Đinh đâm vào ngón chân cái bàn chân phải nhưng nông, không quá đau đớn nên bà tự mua oxy già về rửa. Sau vài ngày, vết thương cũng đã se miệng, bà ăn uống bình thường, sức khỏe không có dấu hiệu gì đặc biệt. Tuy nhiên, đến ngày thứ 6, các triệu chứng cứng hàm, co cứng toàn than bỗng dưng xuất hiện. Sau 3 ngày điều trị cảm mạo, trị gió theo dân gian không đỡ, bệnh nhân được đưa vào bệnh viện tỉnh và chuyển ngay lên BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cấp cứu.

Theo BS Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu (BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương), với những người nông dân, lao động chân tay, uốn ván không phải là căn bệnh quá xa lạ, họ đều biết tuy nhiên không ai nghĩ mình bị vì chuyện xước xát chân tay là thường xuyên, vết thương rất nhỏ thậm chí họ còn không để ý đến.

Một bệnh nhân khác, anh L.T.N ( 47 tuổi Thuận Thành, Bắc Ninh) cũng đang trong tình trạng nguy kịch vì cái vết thương nhỏ mà chính bệnh nhân cũng không nhớ tới. Chị H, vợ bệnh nhân cho biết, khi dựng xe máy, xe đổ vào mu bàn chân, chỉ hơi sưng với một vết xước da nhỏ khoảng 2cm. Vết thương nhỏ đến mức anh N chẳng bận tâm, không băng rửa, vẫn rửa chân, đi lại bình thường để rồi sau 1 tuần, các triệu chứng khó há miệng, rồi co cứng toàn thân, co giật đột ngột xuất hiện, gia đình vội đưa đi cấp cứu.

Theo BS Cấp, trung bình mỗi năm bệnh viện tiếp nhận khoảng trên dưới 100 ca uốn ván, hầu hết là nam giới ở độ tuổi lao động và phụ nữ cao tuổi vì không được tiêm phòng, tiêm phòng đã lâu.

“Đáng nói, qua thực tế điều trị, khai thác tiền sử thì có đến 1/3 ca bệnh do những tổn thương không đáng kể, thậm chí người ta không để ý đến như bị sâu răng, bị bùn đất nhét vào kẽ chân, sưng tấy. Chính vì những tổn thương nhỏ không đáng kể nên người dân chủ quan. Còn với những người bị chấn thương lớn lại ý thức đi tiêm phòng uốn ván nên không bị bệnh”, BS Cấp cho biết.

Mất cả trăm triệu đồng điều trị uốn ván

BS Cấp cho biết, trước đây, bị uốn ván tỉ lệ tử vong rất cao, lên tới 30%. Hơn chục năm trở lại đây, nhờ những tiến bộ trong điều trị nên tỉ lệ tử vong giảm xuống còn dưới 5%. Tuy nhiên, để cứu được một bệnh nhân bị uốn ván phải điều trị tích cực ít nhất 4 tuần, với chi phí cả trăm triệu đồng, chưa kể chi phí, nhân lực mà gia đình bệnh nhân phải bỏ ra trong quá trình chăm sóc bệnh nhân tại viện.

Đặc biệt trong dịp này, việc điều trị cho bệnh nhân uốn ván gặp nhiều khó khăn bởi một loại thuốc gây mê chỉ định dùng cho những trường hợp uốn ván nặng không được các công ty dược cung ứng, do loại thuốc này có trong danh mục các loại thuốc dùng trong tử hình tử tù. Vì thế, việc không chế cơn co giật của bệnh nhân gặp nhiều khó khăn.

“Thay vì 30 ngày nằm viện điều trị nguy kịch với chi phí cả trăm triệu đồng, kéo theo cả tốn kém trong chi phí người nhà chăm nom thì bệnh uốn ván hoàn toàn giải quyết được bằng tiêm phòng, với số tiền chưa đến 100 ngàn đồng. Bệnh nhân nào cũng suýt xoa, giá mà họ không chủ quan, đi tiêm phòng thì đã không phải trải qua quá trình điều trị lâu dài, nguy hiểm và tốn kém”, BS Cấp nói.

BS Cấp cho biết, vi khuẩn uốn ván có sức sống rất mãnh liệt, từ đun sôi đến phơi nắng đều không chết. Khi xâm nhập vào vết thương, đặc biệt vết thương dập nát nhiều, môi trường thiếu ô xy (kị khí) thì nha bào uốn ván thoát vỏ phát triển thành vi khuẩn uốn ván, nhân lên tiết ra các độc tố mà không hề gây sưng nề. Đó là lý do vết thương có thể khô, đóng kín miệng nhưng độc tố vẫn phát triển và gây bệnh.

Trong khi đó, vi khuẩn nha bào uốn ván có nhan nhản ở mọi nơi, từ đất, cát, môi trường có nhiều phân súc vật. Vì thế, khi bị những tổn thương dù nhỏ như bong dập móng chân do vấp ngã, do ngã sát tay, chân, do rơi vật nặng vào chân… dù vết thương không nặng nề, nhưng người bệnh phải xử lý vết thương bằng cách giải phóng hết dị vật trong vết thương, cắt lọc hết phần dập nát, rửa sạch bằng dung dịch sát trùng. Nếu vết thương có nguy cơ nhiễm trùng phải dùng kháng sinh.

Bên cạnh việc xử lý vết thương, bệnh nhân nên đi tiêm vắc xin để phòng nguy cơ uốn ván, tốt nhất tiêm cả huyết thanh phòng uốn ván (tức là kháng thể có sẵn, bảo vệ ngay trong 7 ngày đầu) và  vắc xin phòng uốn ván (sau khoảng 1 tuần mới có tác dụng, tiếp tục bảo vệ cơ thể thay cho hiệu quả của huyết thanh cũng vừa hết).

Nguồn Dân trí

Nên xem

Dự báo thời tiết ngày 1/8/2024: Hà Nội rải rác mưa rào, gió nhẹ, trời mát

Dự báo thời tiết ngày 1/8/2024: Hà Nội rải rác mưa rào, gió nhẹ, trời mát

(LĐTĐ) Dự báo ngày 1/8, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
Ngành BHXH Việt Nam: Tiếp tục nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai Đề án 06

Ngành BHXH Việt Nam: Tiếp tục nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai Đề án 06

(LĐTĐ) Triển khai công tác chuyển đổi số và Đề án 06, ngành Bảo hiểm xã hội quyết tâm hoàn thành 100% nhiệm vụ trong thời gian sớm nhất. Theo đó, toàn ngành sẽ tiếp tục nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai, đảm bảo 5 rõ: Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ kết quả, rõ thời gian; nâng cao nhận thức của công chức, viên chức, người lao động về công tác chuyển đổi số, triển khai Đề án 06.
Đưa giá trị bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đến gần hơn với công chúng

Đưa giá trị bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đến gần hơn với công chúng

(LĐTĐ) Ngày 31/7, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Trung tâm Hoạt động Văn hoá Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Hình tượng rồng trên bia Tiến sĩ".
Phối hợp thực hiện tốt công tác chăm lo, tổ chức phong trào thi đua

Phối hợp thực hiện tốt công tác chăm lo, tổ chức phong trào thi đua

(LĐTĐ) Phòng Giáo dục Đào tạo và Liên đoàn Lao động quận Thanh Xuân đã phối hợp chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên như nâng lương, đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội...
Hội Nông dân thành phố Hà Nội tặng quà hỗ trợ người dân vùng lũ huyện Chương Mỹ

Hội Nông dân thành phố Hà Nội tặng quà hỗ trợ người dân vùng lũ huyện Chương Mỹ

(LĐTĐ) Ngày 31/7, Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã đến thăm, trao hỗ trợ tới người dân huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng mưa lũ, tặng quà cho các hộ dân gặp khó khăn.
Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động

Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Xác định công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn, 6 tháng đầu năm, Liên đoàn Lao độông (LĐLĐ) quận Nam Từ Liêm đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, hướng dẫn các Công đoàn cơ sở (CĐCS) đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng với nhiều hình thức phong phú, đạt hiệu quả thiết thực.
Đề xuất gắn mã QR trên các tuyến phố thuộc quận Hoàn Kiếm

Đề xuất gắn mã QR trên các tuyến phố thuộc quận Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Theo đề xuất, 139 cột trên các tuyến đường thuộc quận Hoàn Kiếm được gắn mã QR, trong đó: 69 cột trên 15 tuyến phố thuộc khu vực phố cổ Hà Nội - trong không gian đi bộ; 70 cột trên 16 tuyến phố thuộc khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.

Tin khác

Chủ quan vết thương hở, nhiều người nhập viện thở máy do uốn ván

Chủ quan vết thương hở, nhiều người nhập viện thở máy do uốn ván

(LĐTĐ) Chiều 31/7, thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, Khoa Cấp cứu của đơn vị đã điều trị cho gần 10 trường hợp mắc bệnh uốn ván nặng.
Nữ bác sĩ bị tấm kính rơi vào người sẽ trở lại làm việc tại Bệnh viện K

Nữ bác sĩ bị tấm kính rơi vào người sẽ trở lại làm việc tại Bệnh viện K

(LĐTĐ) Bệnh viện K sẽ bố trí để nữ bác sĩ nội trú Hoàng Minh Lý - người bị tai nạn hy hữu tại quán cà phê The Coffee House (Hà Nội) cách đây hơn 3 tháng trở lại làm bác sĩ lâm sàng theo nguyện vọng...
Phẫu thuật thành công khối u tuyến giáp khổng lồ hơn 10 năm

Phẫu thuật thành công khối u tuyến giáp khổng lồ hơn 10 năm

(LĐTĐ) Ngày 30/7, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết, các y bác sĩ tại đây vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cho bệnh nhân Trịnh Thị Hoa (39 tuổi, ở Chương Mỹ - Hà Nội) mang khối u tuyến giáp “khổng lồ” suốt hơn 10 năm. Ca phẫu thuật có độ khó cao vì khối u có kích thước lớn, tăng sinh mạch máu nhiều, nguy cơ chảy máu cao và mất máu nhiều.
Từ 1/8, Bệnh viện Bạch Mai khám bệnh đến 21 giờ

Từ 1/8, Bệnh viện Bạch Mai khám bệnh đến 21 giờ

(LĐTĐ) “Nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, góp phần giảm tình trạng quá tải, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, bắt đầu từ ngày 1/8, Bệnh viện Bạch Mai sẽ triển khai khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính tại nhà K1 - Khoa khám bệnh theo yêu cầu” - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết.
Men gan tăng cao, ứ mật do uống thuốc không rõ nguồn gốc

Men gan tăng cao, ứ mật do uống thuốc không rõ nguồn gốc

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thời gian qua Bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị tổn thương gan nghiêm trọng do sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc và áp dụng không đúng cách, đúng liều lượng.
Hà Nội ghi nhận thêm 125 ca mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 125 ca mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua (từ ngày 19 - 26/7) toàn Thành phố ghi nhận 125 trường hợp mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân phân bố tại 25 quận, huyện.
Chương Mỹ hướng dẫn người dân phòng, chống dịch bệnh mùa mưa lũ

Chương Mỹ hướng dẫn người dân phòng, chống dịch bệnh mùa mưa lũ

(LĐTĐ) Để chủ động phòng, chống dịch bệnh trong mùa mưa lũ, Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ đã cử cán bộ xuống các địa bàn vùng ngập lụt để cùng với y tế các xã, y tế thôn tuyên truyền, cấp thuốc CloraminB, hướng dẫn các hộ dân biện pháp giữ vệ sinh môi trường, cách xử lý nguồn nước để phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Hồi sinh sự sống cho cụ bà 92 tuổi bị u đại trực tràng, suy kiệt nặng

Hồi sinh sự sống cho cụ bà 92 tuổi bị u đại trực tràng, suy kiệt nặng

(LĐTĐ) Các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai vừa phẫu thuật và điều trị phục hồi thành công cho 1 cụ bà 92 tuổi, bị mắc bệnh hiểm nghèo và suy kiệt cơ thể nặng nề.
Thêm động lực cho các gia đình hiếm muộn trên hành trình "tìm" con

Thêm động lực cho các gia đình hiếm muộn trên hành trình "tìm" con

(LĐTĐ) Vừa qua, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã tổ chức chương trình "Tri ân thầy cô giáo – Gieo hạt yêu thương" dành tặng nhiều hỗ trợ đến các thầy, cô trong quá trình thăm khám và thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Chương trình diễn ra từ ngày 8/3 - 30/11/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động