Chính sách BHXH: Ngày càng thiết thực với mỗi người, mỗi nhà
Theo BHXH Việt Nam, quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT luôn được đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật với trên 177 triệu lượt người được chi trả chi phí khám, chữa bệnh BHYT; 122.843 người hưởng BHXH hàng tháng (trong đó, hưởng lương hưu là 99.290 người); 810.033 người hưởng trợ cấp một lần (trong đó, hưởng chế độ BHXH một lần là 695.363 người); 9.750.393 lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe; 768.739 người hưởng chế độ BH thất nghiệp; 37.743 người hưởng hỗ trợ học nghề...
Tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện đến người dân trên địa bàn phường Việt Hưng, quận Long Biên. (Ảnh: L.N) |
Theo đó, số chi BHXH, BHYT, BH thất nghiệp toàn ngành ước khoảng 308.228 tỷ đồng. Trong đó, chi BHXH từ nguồn ngân sách là 47.094 tỷ đồng, chi BHXH từ quỹ BHXH là 151.794 tỷ đồng; chi từ quỹ BH thất nghiệp là 9.476 tỷ đồng; chi khám chữa bệnh BHYT 99.864 tỷ đồng.
Đặc biệt, chính sách BHXH, BHYT đã bảo đảm cuộc sống, sức khỏe cho gần 3,1 triệu người hưởng chế độ hưu trí và trợ cấp BHXH hàng tháng (trong đó có 2,6 triệu người nhận bằng tiền mặt, gần 500 nghìn người nhận qua tài khoản cá nhân).
Bảo đảm quyền lợi cho người tham gia thông qua cải cách thủ tục hành chính BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính (TTHC), BHXH Việt Nam thường xuyên tiến hành rà soát, đơn giản hóa và cắt giảm TTHC trong các lĩnh vực của ngành. Đến nay đã cắt giảm xuống còn 28 thủ tục. Nhiều TTHC đã được rút ngắn thời gian giải quyết, như thời hạn cấp sổ BHXH từ 20 ngày, cấp thẻ BHYT từ 7 ngày xuống còn 5 ngày, và cấp lại thẻ BHYT ngay trong ngày đối với những trường hợp đang nằm viện hoặc không có thay đổi về thông tin... Việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC được duy trì thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả theo 3 hình thức: Qua bộ phận "Một cửa" tại trụ sở cơ quan BHXH, qua giao dịch điện tử (doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần) và qua dịch vụ bưu chính công ích (doanh nghiệp không phải trả phí). Qua đó, đã giúp tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, người lao động khi tham gia giao dịch với cơ quan BHXH. Hệ thống công nghệ thông tin của BHXH được triển khai từ Trung ương tới 63 tỉnh, thành phố, 709 huyện và tất cả các cơ sở y tế; triển khai thực hiện giao dịch điện tử trên tất cả các lĩnh vực. Đến nay, số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 hiện có 19 dịch vụ, với tổng số hồ sơ điện tử được tiếp nhận và giải quyết trực tuyến là 47,72 triệu hồ sơ. |
Cùng với đó, việc hoàn thiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT cũng mang lại nhiều quyền lợi hơn cho người tham gia: Luật BHXH năm 2014 chính thức có hiệu lực từ năm 2016, tuy nhiên, một số nội dung được thực hiện từ năm 2018.
Đó là các quy định về thực hiện BHXH bắt buộc với lao động hợp đồng từ 1-3 tháng, hỗ trợ người dân tham gia BHXH tự nguyện với các mức theo quy định: 30% mức đóng (theo chuẩn nghèo đa chiều) với nhóm thuộc hộ gia đình nghèo; 20% mức đóng với nhóm thuộc hộ cận nghèo; 10% mức đóng với nhóm khác.
Một nội dung khác của Luật BHXH cũng chính thức được thực hiện trong năm 2018 là quy định về BHXH bắt buộc với người lao động là công dân người nước ngoài làm việc tại Việt Nam - thực hiện theo Nghị định số 143/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/12/2018. Để đảm bảo bình đẳng hơn quyền lợi BHXH, Nghị định số 153/2018/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 7/11/2018, quy định chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021 có thời gian đóng BHXH từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng.
Về chế độ BHYT, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT với nhiều điểm mới nhằm bảo đảm quyền lợi khám, chữa bệnh BHYT cho người dân hiệu quả hơn như mở rộng diện tham gia ở một số nhóm đối tượng; điều chỉnh, bổ sung quyền lợi hưởng trong một số trường hợp; quy định chặt chẽ các nội dung phối hợp giữa cơ quan BHXH và các cơ sở khám, chữa bệnh…
Trong năm 2018, về giá dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT cũng có những thay đổi với Thông tư số 39/2018/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về giá dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện đồng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trong một số trường hợp.
Bên cạnh việc điều chỉnh về giá, Thông tư số 39 là một bước cụ thể hóa mạnh mẽ hơn lộ trình thực hiện tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế khi cơ cấu cả tiền lương, ngạch bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp. Cùng với đó, BHXH Việt Nam và 63/63 tỉnh, thành phố đã thực hiện đấu thầu thuốc tập trung giúp cho công tác quản lý và sử dụng thuốc KCB được an toàn, hợp lý, bảo vệ quyền lợi người bệnh BHYT.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo tăng trưởng bền vững
Thủ tục báo tăng đóng bảo hiểm xã hội
Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết
Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”
Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Tin khác
Thủ tục báo tăng đóng bảo hiểm xã hội
Chính sách 24/12/2024 08:23
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chính sách 22/12/2024 06:05
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30
Quy định về thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng
Chính sách 17/12/2024 09:42
Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?
Chính sách 12/12/2024 06:57
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng
Chính sách 12/12/2024 06:49
Công ty nợ tiền BHXH, giải quyết chế độ thai sản thế nào?
Chính sách 10/12/2024 10:06
Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
Chính sách 08/12/2024 22:02